Những quy định về trang phục bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp

Trang phục bảo vệ tại cơ quan, doanh nghiệp

Vệ sĩ là người có vai trò quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của công ty. Để phân biệt giữa nhân viên với bảo vệ, pháp luật nước ta đã ban hành các văn bản đưa ra quy định cụ thể về trang phục. Qua bài viết sau đây, chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu về trang phục bảo vệ của một cơ quan, doanh nghiệp.

Nhiệm vụ và quyền hạn nhân viên bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp

Quyền hạn

Theo quy định của pháp luật, nhân viên bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp có những quyền hạn cơ bản sau:

Nhân viên vệ sĩ có quyền kiểm tra, đôn đốc các bộ phận, đơn vị và cán bộ trong cơ quan, doanh nghiệp thực hiện các quy định của pháp luật về an ninh trật tự và nội quy bảo vệ.

Khi thực hiện nhiệm vụ, bảo vệ có quyền được kiểm tra giấy tờ, hàng hoá, phương tiện di chuyển nếu có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

Nhân viên bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp nhà nước có quyền tiến hành công tác xác minh những vụ, việc xảy ra trong quyền hạn được cho phép.

Lực lượng bảo vệ có quyền từ chối thực hiện yêu cầu trái pháp luật khi thi hành nhiệm vụ và phải báo cáo cơ quan chức năng để xử lý theo quy định pháp luật.

Trang phục bảo vệ trong siêu thị
trang phục nhân viên bảo vệ

Nhiệm vụ

Theo quy định của pháp luật, nhân viên bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp có những nhiệm vụ cơ bản sau:

Bảo vệ có nhiệm vụ thực hiện các biện pháp nghiệp vụ theo quy định của pháp luật, phát hiện và ngăn chặn hành vi phạm pháp và kịp thời xử lý.

Bảo vệ có nhiệm vụ thực hiện các quy định về công tác PCCC, giữ gìn trật tự công cộng tại cơ quan, doanh nghiệp.

Bảo vệ có nhiệm vụ làm nòng cốt trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong cơ quan, doanh nghiệp an toàn.

Bảo vệ có nhiệm vụ thực hiện các quy tắc về quản lý vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ, vật liệu nổ… (nếu có) theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam.

Tìm hiểu thêm: Dịch vụ bảo vệ Long An TẬN TÂM – CHUYÊN NGHIỆP

Quy định về trang phục bảo vệ

Yêu cầu đối với cầu vai của trang phục bảo vệ

Đối với những người phụ trách an ninh chính, đảm nhiệm việc bảo vệ của cơ quan thì sẽ có ba vạch trên cầu vai.

Đối với những người là nhân viên bảo vệ đã có số năm làm việc trên năm năm thì sẽ có hai vạch trên cầu vai.

Còn với những người bảo vệ có số năm làm việc dưới năm năm thì sẽ có một vạch trên cầu vai.

Yêu cầu đối với sao hiệu của trang phục bảo vệ

Sao hiệu được thiết kế với tấm lá chắn nằm giữa cành tùng bao quanh, phần lá chắn. Ở giữa là ngôi sao năm cánh, hai bên hình bông lúa, chữ bảo vệ trên nền vải lụa.

Về màu sắc thì cành tùng mạ màu trắng, bông lúa, ngôi sao mạ hợp kim màu vàng, nền bông lúa, chữ bảo vệ màu xanh lam đậm, ngôi sao sơn men kính màu đỏ.

Yêu cầu đối với quần áo trang phục bảo vệ

Quần áo xuân hè thì kiểu áo ngắn tay và dài tay màu xanh dương, quần dài màu tím than. Thu đông gồm kiểu áo sơ mi màu xanh dương, áo ấm bảo vệ, cà vạt…

Cũng cần lưu ý rằng yêu cầu trang phục của lực lượng bảo vệ phải bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ với yêu cầu khi thực hiện nhiệm vụ.

Trang phục bảo vệ khi làm nhiệm vụ
quy định trong trang phục bảo vệ

Quy định mới về trang phục bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp

Theo quy định mới về trang phục cho lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành thì:

Quy định chi tiết về thiết kế, màu sắc, kiểu dáng trang phục, sao hiệu, cấp hiệu, phù hiệu, ký hiệu, niên hạn, cấp phát và sử dụng trang phục của lực lượng bảo vệ tại các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp.

Bên canh đó, những quy định mới được áp dụng với những đối tượng như: Lực lượng bảo vệ tại cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ nước Việt Nam.

Dưới đây là những chia sẻ về quy định trang phục bảo vệ ở cơ quan, doanh nghiệp. Hy vọng thông tin này sẽ giúp ích được cho bạn để củng cố thêm kỹ năng và kiến thức về nghề.

Xem thêm: CÔNG TY DỊCH VỤ BẢO VỆ TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*