Những người có nhiều kỹ năng mềm, kỹ năng cứng hay kỹ năng sống thì thường sẽ xử lý thông tin, đối mặt với thử thách trong cuộc sống dễ dàng hơn. Vậy khái niệm kỹ năng là gì? Làm cách nào để rèn luyện các kỹ năng trong cuộc sống? Để có được câu trả lời chi tiết nhất cùng theo dõi bài viết sau nhé!
Mục Lục
Kỹ năng là gì?
Kỹ năng bao gồm những gì? Kỹ năng là sự vận dụng khả năng, năng lực để thực hiện một công việc cụ thể. Kỹ năng có thể bao gồm nhiều khía cạnh như kỹ năng giao tiếp, quản lý thời gian, làm việc nhóm đến kỹ năng sử dụng công cụ, phần mềm, giải quyết vấn đề, kiến thức chuyên ngành…
Người có kỹ năng xuất sắc thường có khả năng thích ứng tốt với môi trường làm việc, giải quyết các thách thức một cách sáng tạo, đạt được kết quả cao trong công việc. Việc phát triển, duy trì kỹ năng là quan trọng để tiến xa trong sự nghiệp và đời sống cá nhân.
>> Xem thêm: Chứng chỉ MBA là gì?
Khái niệm kỹ năng
Các loại kỹ năng cần thiết trong cuộc sống
Kỹ năng cứng
Kỹ năng cứng là những kiến thức, sự hiểu biết, kinh nghiệm thực tế có tính chuyên môn cao, thường liên quan đến kỹ thuật và yêu cầu sự chăm chỉ trong quá trình rèn luyện. Đây là những kỹ năng được phát triển thông qua thời gian, trải nghiệm làm việc, qua quá trình đào tạo, học hỏi mà có được.
Ví dụ về một số kỹ năng cứng
Một nhân viên văn phòng sẽ có các kỹ năng cứng như: sử dụng thành thạo phần mềm văn phòng, quản lý, tổ chức thông tin…
Nhân viên phiên dịch: Thành thạo nghe – nói – đọc – viết hoặc hiểu nhiều ngôn ngữ như tiếng Trung, tiếng Nhật, tiếng Hàn…
Kỹ năng mềm
Kỹ năng mềm là một loại kỹ năng liên quan đến khía cạnh cảm xúc, trí tuệ, thái độ. Những kỹ năng này thường thể hiện qua khả năng sử dụng ngôn ngữ, thái độ làm việc, khả năng hòa nhập và hành vi ứng xử đối với con người.
Được biết đến như là các yếu tố quyết định đến sự thành công trong công việc, kỹ năng mềm chiếm đến 75% yếu tố quan trọng của mỗi người. Các loại kỹ năng mềm quan trọng bao gồm kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng quản lý thời gian…
Các kỹ năng mềm cần thiết
Ví dụ về kỹ năng mềm
Khi có những kỹ năng về thương lượng, đàm phán, thuyết phục thì trong những trường hợp đột xuất có thể giúp xử lý được công việc một cách hiệu quả.
Kỹ năng lãnh đạo giúp người sở hữu có khả năng định hình, phân bổ công việc, có sức ảnh hưởng đến mọi người trong môi trường làm việc.
Kỹ năng sống
Kỹ năng sống là tổ hợp các khả năng cần thiết để thích ứng với môi trường sống. Chúng giúp con người đối mặt, xử lý các vấn đề, tình huống cụ thể trong cuộc sống hàng ngày.
Những loại kỹ năng sống được hình thành, tích lũy theo thời gian, được tiếp thu thông qua quá trình giáo dục và những trải nghiệm thực tế. Tóm lại, kỹ năng sống không chỉ là sự nhận thức mà còn bao gồm khả năng áp dụng kiến thức để giải quyết các tình huống thực tế.
Kỹ năng sống hàng đầu
Ví dụ về kỹ năng sống như
Kỹ năng tự trọng là khả năng đánh giá, đặt ra giá trị cho bản thân.
Kỹ năng nhận thức: Nhận biết về cảm xúc, ý thức của bản thân về môi trường xung quanh.
Các cách trau dồi kỹ năng hiệu quả
Xác định các kỹ năng thế mạnh
Bước đầu tiên quan trọng là tự xác định những kỹ năng hiện có. Các kỹ năng này có thể là mềm, cứng hoặc bất kỳ loại kỹ năng nào khác. Việc nhận biết những điểm mạnh giúp bạn có cái nhìn sâu sắc về bản thân và nhận thức được những khía cạnh mà bạn có thể cải thiện. Thông qua quá trình này, bạn sẽ tự ý thức hơn về việc phát triển, kết hợp các kỹ năng một cách hiệu quả nhất.
Xác định thế mạnh về kỹ năng của bản thân
Liệt kê ra các kỹ năng muốn cải thiện
Để đạt được những kỹ năng có độ khó cao, đòi hỏi sự nỗ lực lớn. Quan trọng nhất là xác định rõ những kỹ năng nào là quan trọng và thiết yếu cho công việc của bạn. Bước này giúp đảm bảo rằng mọi cố gắng đầu tư vào việc rèn luyện kỹ năng đó là đáng giá.
Thiết lập mục tiêu và mốc thời gian tiêu chuẩn
Khi tự đánh giá những ưu điểm của mình ở giai đoạn đầu, đồng nghĩa với việc nhận ra những khía cạnh còn chưa hoàn thiện. Thay vì tránh né, thì đối mặt để đánh giá cải thiện khả năng một cách thực tế. Tiếp theo, hãy xây dựng mục tiêu, lập kế hoạch cụ thể và đặt ra các mốc thời gian để rèn luyện, phát triển cho bản thân.
Tìm người cố vấn
Nỗ lực mở rộng mối quan hệ, tích cực tham gia các hoạt động xã hội sẽ tạo cơ hội gặp gỡ và giao lưu với đa dạng người. Qua những tương tác này, bạn có thể kết nối với những người thành công trong lĩnh vực của mình, tận dụng sự giúp đỡ và hướng dẫn để phát triển kỹ năng cần thiết.
Lập kế hoạch chi tiết để thực hiện từng mục tiêu
Sau khi đặt ra mục tiêu, xác định các cột mốc và xác định người hướng dẫn, việc quan trọng tiếp theo là lập một kế hoạch chi tiết, rõ ràng để đạt được những mục tiêu đó. Điều này có thể bao gồm việc phân chia quá trình thành các công đoạn, xác định các nhiệm vụ cụ thể cần thực hiện, đề xuất các sáng kiến, thực hiện các bước cụ thể để triển khai.
Lập kế hoạch chi tiết cho từng mục tiêu
Thực hành các kỹ năng
Tự tập luyện, thực hành độc lập là phương pháp nhanh chóng nhất để thành thạo một kỹ năng cụ thể. Quá trình tự trải nghiệm giúp mỗi cá nhân rút ra những bài học chi tiết, làm cho họ hiểu sâu hơn về bản chất của kỹ năng đó.
Thường xuyên thực hành cũng tạo sự tự tin khi đối mặt với tình huống tương tự trong thực tế. Đồng thời, nó hỗ trợ xây dựng các thói quen tích cực, gia tăng tính kỷ luật cá nhân.
Theo dõi và đánh giá quá trình rèn luyện
Đánh giá và theo dõi tiến trình là phần quan trọng trong quá trình phát triển kỹ năng. Điều này giúp bạn đánh giá liệu công việc của mình có hiệu quả hay không để xác định những điểm cần cải thiện. Dưới đây là vài lời khuyên từ quản lý hiệu suất cá nhân (PMS):
Rèn luyện các kỹ năng ngày càng phát triển
- Tập trung vào quy trình: Đừng chỉ quan tâm đến kết quả cuối cùng, hãy chú trọng vào quy trình. Đây là nơi bạn có thể xác định được những học hỏi, trải nghiệm thực tế.
- Đối mặt với thất bại: Đừng sợ thất bại vì đó là cơ hội để bạn trưởng thành. Nhìn nhận thất bại như một bước tiến trong sự phát triển cá nhân.
- Nỗ lực và kiên nhẫn: Phát triển kỹ năng đòi hỏi sự nỗ lực, kiên nhẫn. Hãy cam kết rằng không ngần ngại đối mặt với những thách thức trên đường đi.
Tham gia các chương trình đào tạo kỹ năng
Một trong những lời khuyên là tham gia các chương trình đào tạo, vì chúng mang lại những giá trị đặc biệt từ công việc này. Việc tham gia vào các khóa đào tạo là cơ hội tốt để bạn được tiếp xúc và toàn diện hóa các kỹ năng của mình.
Trong những khóa học này, bạn có thể học từ các chuyên gia và giảng viên có kinh nghiệm, nhận được những kiến thức và kinh nghiệm mà họ đã tích lũy qua thời gian. Chương trình đào tạo không chỉ là nơi cung cấp môi trường học tập chuyên nghiệp mà còn đem lại các tiếp xúc thực tế phong phú. Ngoài ra, bạn còn có cơ hội mở rộng mối quan hệ chuyên nghiệp với các đồng nghiệp trong ngành.
>>> Xem thêm: Kinh nghiệm học MBA online?
Qua bài viết trên của Viện IDEAS chắc hẳn bạn đã giải đáp được thắc mắc về kỹ năng là gì? Nếu bạn được trang bị nhiều kỹ năng thì sẽ giúp ích rất lớn cho cuộc sống của bạn. Để rèn luyện tốt các kỹ năng thì cần thực hiện các cách đã đề cập bên trên một cách thường xuyên để có thêm nhiều kỹ năng nhất. Hy vọng các bạn sẽ có cho mình những kỹ năng tốt nhất và đừng quên trau dồi các kỹ năng cơ bản cho mình nhé.
Để lại một phản hồi