Các bước trong quy trình thành lập công ty

Khởi nghiệp không còn là điều gì quá xa lạ khi thế hệ trẻ đang lên là những người dám nghĩ và dám làm. Vì thế nhu cầu thành lập doanh nghiệp cũng theo đó tăng nhanh, tuy nhiên không phải ai mới bắt đầu cũng hiểu được hết các quy trình thành lập công ty. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin tổng quan về giấy, tờ thủ tục cũng như cách đăng ký, quy trình thành lập công ty theo đúng quy định của pháp luật hiện hành tại Việt Nam.

Quy trình thành lập công ty cần tuân thủ quy định của pháp luật hiện hành
Quy trình thành lập công ty cần tuân thủ quy định của pháp luật hiện hành

Bước 1. Chuẩn bị thông tin cho quy trình thành lập công ty

1.     Xác định loại hình doanh nghiệp

Đây là bước khởi đầu cho một quy trình thành lập công ty. Tùy theo định hướng, tầm nhìn của công ty mà bạn lựa chọn loại hình phù hợp dựa vào đặc điểm của từng loại hình. Theo Luật Doanh nghiệp 2020, có 5 loại hình doanh nghiệp chính đó là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân. Trong số đó, ba loại hình đầu tiên được nhắc đến là những loại hình phổ biến nhất tại Việt Nam.

2.     CMND/ CCCD/ Hộ chiếu của chủ sở hữu/ thành viên/ cổ đông

Những thành viên tham gia góp vốn thành lập công ty đều phải chuẩn bị một bản sao công chứng CMND/ CCCD/ Hộ chiếu với thời hạn không được vượt quá 03 tháng.

3.     Xác định tên, địa chỉ và số điện thoại công ty

Lựa chọn tên công ty sao cho phù hợp với ngành nghề kinh doanh và đặc biệt là không bị trùng với các công ty đã đăng ký trước đó.

Địa chỉ công ty phải chi tiết từ số nhà, ngõ, ngách, hẻm (nếu có), phố, quận, thành phố và thuộc lãnh thổ của Việt Nam

Số điện thoại công ty có thể là số điện thoại bàn hoặc số di động.

4.     Xác định vốn điều lệ và chức danh người đại diện

Vốn điều lệ được xác định dựa trên điều kiện tài chính, ngành nghề, đặc điểm và quy mô kinh doanh của bạn. Vốn điều lệ thể hiện năng lực hoạt động và ảnh hưởng đến mức thuế môn bài hằng năm.

Chức danh người đại diện công ty có thể là Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc.

5.     Xác định ngành nghề kinh doanh

Lựa chọn ngành nghề kinh doanh không giới hạn theo ngành nghề đã được mã hóa và đăng ký theo mã ngành cấp 4 đã được quy định tại quyết định 27/2018/QĐ-TTg.

Mẫu giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Mẫu giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Bước 2. Tiến hành quy trình thành lập công ty

Có hai bước nhỏ trong giai đoạn tiến hành quy trình thành lập công ty.

1. Soạn thảo hồ sơ

Sẽ có hồ sơ khác nhau cho từng loại hình doanh nghiệp cụ thể được quy định tại Luật Doanh Nghiệp 2020 và Nghị định số 01/2021/NĐ-CP. Thông thường, hồ sơ thành lập công ty gồm những biểu mẫu chính sau:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
  • Dự thảo điều lệ công ty.
  • Danh sách cổ đông (đối với công ty cổ phần), thành viên sáng lập (đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên).
  • Giấy tờ chứng thực của thành viên, người đại diện theo pháp luật;
  • Giấy tờ chứng thực cá nhân còn hiệu lực của người đại diện theo ủy quyền và người đại diện theo pháp luật.

2. Nộp hồ sơ

Có hai cách để nộp hồ sơ đăng ký thành lập công ty gồm: nộp trực tiếp tại Sở KH-ĐT và nộp qua hệ thống Cổng Thông Tin Quốc Gia về đăng ký doanh nghiệp. Khi nộp trực tiếp bạn sẽ được chuyên viên hướng dẫn trực tiếp để bổ sung giấy tờ trong trường hợp còn thiếu sót, giấy chứng nhận sẽ có được sau 3 – 5 ngày làm việc trong trường hợp hồ sơ của bạn đã hợp lệ. Nếu đăng ký qua cổng thông tin, sau 3 – 5 ngày làm việc, bạn cũng sẽ nhận được giấy chứng nhận đăng ký nếu hồ sơ đã hoàn chỉnh, hoặc bạn sẽ nhận được email phản hồi nếu cần bổ sung hồ sơ.

Bước 3. Hoàn thiện thủ tục pháp lý

Quy trình thành lập công ty chỉ được hoàn thiện sau khi bạn đăng ký và hoàn thiện các thủ tục sau:

1.     Làm con dấu pháp nhân

Dùng bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp để làm con dấu pháp nhân cho công ty. Sau khi được cơ quan chức năng kiểm tra đăng ký, bạn hãy mang theo giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (bản gốc) và xuất trình CMND để nhận lại con dấu.

Mẫu con dấu công ty
Mẫu con dấu công ty

2.     Làm bảng hiệu công ty

Bảng hiệu đặt trước trụ sở công ty phải đảm bảo rõ ràng và thể hiện được 3 thông tin cơ bản: Tên công ty – Mã số thuế – Địa chỉ.

3.     Mở tài khoản ngân hàng

Tài khoản ngân hàng dùng để nộp thuế, khai thuế và chứng minh hợp lệ đối với hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ có giá trị trên 20 triệu đồng. Hãy liên hệ ngân hàng để chuyên viên đến tận nơi tư vấn và lập tài khoản cho bạn.

4.     Thông báo tài khoản ngân hàng đến Sở KH-ĐT

Sau khi đã có tài khoản ngân hàng, bạn sẽ phải thông báo tài khoản ngân hàng đến Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch đầu tư tỉnh, thành phố đặt trụ sở.

5.     Đăng ký chữ ký số

Đăng ký chữ ký số để kê khai BHXH, nộp thuế trực tuyến.

6.     Đăng ký hóa đơn và thông báo phát hành hóa đơn

Các doanh nghiệp hiện nay đang được khuyến khích sử dụng hóa đơn điện tử.

Trên đây là tổng hợp tất cả những bước trong quy trình thành lập công ty mà doanh nghiệp nào cũng cần phải tuân thủ. Hy vọng bài viết sẽ giải đáp phần nào những thắc mắc của bạn về quy trình thành lập công ty và giúp ích cho bạn trong bước đầu đưa công ty đi vào hoạt động. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp và tư vấn kịp thời.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*