Tài sản cố định là gì? Điều kiện ghi nhận tài sản cố định?

Tài sản cố định là gì?

Tài sản cố định là gì? Tài sản cố định gồm những gì? Điều kiện ghi nhận tài sản cố định là gì? Đây là tất cả điều mà đa số doanh nghiệp quan tâm khi quản lý và vận hành doanh nghiệp. 

Việc hiểu biết và nắm bắt sâu sắc về tài sản cố định cũng như điều kiện ghi nhận tài sản cố định giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan về loại tài sản này. Từ đó, đơn vị có thể đưa ra đánh giá chính xác về hiệu suất sử dụng của tài sản cố định.

Do đó, tham khảo bài viết dưới đây để hiểu được tài sản cố định là gì? và những kiến thức bổ ích để vận hành doanh nghiệp mình một cách hiệu quả nhé!

Tài sản cố định là gì?

Vậy thế nào là tài sản cố định (TSCĐ)? Khái niệm tài sản cố định rất đơn giản, đây là tất cả những tài sản của doanh nghiệp có giá trị lớn, thời gian sử dụng, luân chuyển và thu hồi trên 1 năm hoặc trên 1 chu kỳ kinh doanh (trường hợp chu kỳ kinh doanh lớn hơn hoặc bằng 1 năm).

Thực tế, khái niệm tài sản cố định gồm có những tài sản đang sử dụng, chưa hoặc không còn sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp do chúng đang ở quá trình hoàn thành (chẳng hạn như máy móc thiết bị đã mua nhưng chưa hoặc đang được lắp đặt, nhà xưởng vẫn còn trong quá trình thi công,…) hoặc do chúng vẫn còn giá trị sử dụng nhưng không được sử dụng. 

Bên cạnh đó, những tài sản thuê tài chính mà doanh nghiệp sẽ sở hữu trong tương lai cũng nằm trong nhóm Tài sản cố định.

Tài sản cố định là gì?
Tài sản cố định là gì?

Đặc điểm của tài sản cố định là gì?

Sau khi đã nắm được thế nào là tài sản cố định, chúng ta cùng tìm hiểu đặc điểm của tài sản cố định là gì nhé!

Tuổi thọ của tài sản cố định có thời gian sử dụng trên một năm, nghĩa là chúng sẽ tham gia vào nhiều niên độ kinh doanh và giá trị được chuyển dần vào giá trị sản phẩm làm ra qua khoản chi phí khấu hao. Điều này làm cho giá trị của Tài sản cố định giảm dần qua hàng năm.

Tuy nhiên, không phải mọi loại tài sản có thời gian sử dụng trên 1 năm đều gọi là Tài sản cố định, bởi trên thực tế, những tài sản có tuổi thọ trên 1 năm nhưng vì giá trị nhỏ nên không được coi là Tài sản cố định mà xếp vào loại tài sản lưu động.

Theo quy định của Bộ Tài chính tại Thông tư 45/2013/TT-BTC, một tài sản gọi là Tài sản cố định khi chúng có đặc điểm như đã nêu trên đồng thời giá trị phải trên 30 triệu đồng.

Tìm hiểu thêm: Thủ tục bổ sung thêm ngành nghề kinh doanh mới nhất

Đặc điểm của tài sản cố định là gì?
Đặc điểm của tài sản cố định là gì?

Tài sản cố định gồm những gì?

Tài sản cố định gồm những gì? Chúng tôi sẽ giải đáp ngay phần dưới đây, hãy theo dõi nhé!

  • Tài sản cố định hữu hình: Đây là các tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật chất thỏa mãn được các tiêu chuẩn của TSCĐ hữu hình và tham gia vào chu kỳ kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu như vật kiến trúc, nhà cửa, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải,…
  • Tài sản cố định vô hình: Đây là những tài sản không có hình thái vật chất, được thể hiện bằng một lượng giá trị đã được đầu tư thỏa mãn các tiêu chuẩn của TSCĐ vô hình và tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh như một số chi phí liên quan trực tiếp đến đất sử dụng, chi phí quyền phát hành, bằng sáng chế, bằng phát minh, bản quyền,…
Bản quyền thương hiệu cũng là một tài sản cố định
Bản quyền thương hiệu cũng là một tài sản cố định vô hình
  • TSCĐ thuê tài chính: 
    • Đây là những tài sản cố định mà doanh nghiệp đi thuê của các công ty cho thuê tài chính. Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê có thể lựa chọn mua lại tài sản thuê hay tiếp tục thuê theo các điều kiện hai bên đã thỏa thuận trong hợp đồng thuê tài chính.
    • Tổng tiền thuê một loại tài sản được quy định tại hợp đồng thuê tài chính ít nhất phải tương đương với giá trị của tài sản đó tại thời điểm hai bên ký hợp đồng.
    • Mọi tài sản cố định đi thuê nếu không thỏa mãn các quy định nêu trên được xem là TSCĐ thuê hoạt động.
  • Tài sản cố định tương tự: Đây là loại TSCĐ có công dụng tương tự nhau trong cùng một lĩnh vực kinh doanh và có giá trị tương đương.
  • Nguyên giá TSCĐ:
    • Nguyên giá TSCĐ hữu hình là toàn bộ các loại chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để có được tài sản cố định hữu hình tính tới thời điểm đưa tài sản đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng.
    • Nguyên giá TSCĐ vô hình là toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để có TSCĐ vô hình tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào sử dụng theo dự tính ban đầu.
Nguyên giá tài sản cố định
Nguyên giá TSCĐ
  • Giá trị hợp lý của TSCĐ: Đây là giá trị tài sản có thể trao đổi giữa các bên và có đầy đủ sự hiểu biết trong việc trao đổi ngang giá.
  • Hao mòn TSCĐ: Hao mòn TSCĐ là sự giảm dần của giá trị sử dụng và giá trị tài sản cố định do tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, do hao mòn tự nhiên, do tiến bộ kỹ thuật,…trong quá trình hoạt động của tài sản đó.
  • Giá trị hao mòn lũy kế của TSCĐ: Đây là tổng cộng giá trị hao mòn của tài sản cố định tính tới thời điểm báo cáo.
  • Khấu hao TSCĐ: Đây là việc tính toán, phân bổ có tính hệ thống của nguyên giá của TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh trong thời gian trích khấu hao TSCĐ.
  • Thời gian trích khấu hao TSCĐ: Là khoảng thời gian cần thiết mà doanh nghiệp thực hiện việc trích khấu hao của TSCĐ để thu hồn vốn đầu tư TSCĐ.
  • Số khấu hao lũy kế của TSCĐ: Đây là tổng cộng số khấu hao đã trích vào chi phí sản xuất, kinh doanh thông qua các chu kỳ kinh doanh của TSCĐ tính tới thời điểm báo cáo.
  • Giá trị còn lại của TSCĐ: Đây là hiệu số giữa nguyên giá TSCĐ và số khấu hao lũy kế hoặc giá trị hao mòn lũy kế của tài sản cố định tính tới thời điểm báo cáo.
  • Sửa chữa TSCĐ: Là việc duy trì, bảo dưỡng, thay thế, sửa chữa những hư hỏng phát sinh trong quá trình hoạt động với mục đích khôi phục lại năng lực hoạt động theo trạng thái hoạt động tiêu chuẩn ban đầu của TSCĐ.
  • Nâng cấp tài sản cố định: Nâng cấp là hoạt động cải tạo, xây dựng, lắp đặt, trang bị bổ sung thêm cho các TSCĐ với những mục đích sau:
    • Nâng cao công suất, chất lượng, tính năng cũng như tác dụng của TSCĐ so với mức ban đầu hoặc kéo dài thêm thời gian sử dụng của TSCĐ. 
    • Đưa vào áp dụng quy trình công nghệ sản xuất mới để làm giảm chi phí hoạt động của tài sản cố định so với trước.

2 điều kiện ghi nhận tài sản cố định nhất định phải nắm

Thông thường, tài sản cố định được ghi nhận thông qua việc dựa vào thời gian sử dụng, giá trị hoặc hình thái của tài sản đó. Cụ thể hơn, các tiêu chí, điều kiện ghi nhận tài sản cố định được quy định theo thông tư 45/2013/TT-BTC như sau:

Điều kiện ghi nhận tài sản cố định hữu hình

TSCĐ hữu hình phải có hình thái vật chất cụ thể và thỏa mãn được 3 điều kiện tiêu chuẩn dưới đây:

  • Việc đầu tư, sử dụng tài sản trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh phải mang lại lợi ích kinh tế ở cả hiện tại và tương lai.
  • Nguyên giá TSCĐ phải được xác định một cách chính xác, đáng tin cậy và quy định phải từ 30.000.000 VNĐ trở lên.
  • Phải có thời gian sử dụng phải từ 1 năm trở lên.

Lưu ý: Với những tài sản có giá trị dưới 30.000.000 VNĐ và chưa đủ điều kiện hình thành nên tài sản cố định thì chúng được gọi là công cụ dụng cụ.

Điều kiện ghi nhận tài sản cố định vô hình

Tài sản cố định vô hình là loại tài sản không có hình thái vật chất cụ thể và điều kiện ghi nhận tài sản cố định vô hình đó chính là tài sản đó phải thể hiện một lượng giá trị đầu tư của doanh nghiệp và thỏa mãn 3 điều kiện ghi nhận tài sản cố định hữu hình (3 điều kiện này được nên ở trên).

TSCĐ vô hình cũng tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được thể hiện qua các chi phí liên quan đến quyền sử dụng đất, chương trình phần mềm hay bản quyền tác giả,…

Ví dụ: Doanh nghiệp chi ra một khoảng tiền trên 30.000.000 VNĐ để đăng ký quyền sử hữu thương hiệu. Quyền này được sử dụng trong quá trình vận hành doanh nghiệp và mang lại nhận thức cho khách hàng về thương hiệu, giúp họ trung thành với thương hiệu, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Việc sở hữu thương hiệu giúp tạo ra giá trị và doanh thu cho đơn vị.

Lưu ý: 

  • Trong quá trình sử dụng cần phải tiến hành trích khấu hao TSCĐ vô hình vào chi phí sản xuất kinh doanh theo Chuẩn mực kế toán quy định.
  • Riêng quyền sử dụng đất thì chỉ được tính khấu hao đối với quyền sử dụng đất có thời hạn.

>>> Tham khảo ngay: Dịch vụ thay đổi tên công ty trọn gói nhanh chóng

Kết luận

Trên đây là tất cả những thông tin về tài sản cố định mà hoancauoffice.vn muốn chia sẻ đến bạn. Mong rằng bài viết sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ hơn và hiểu được tài sản cố định là gì? Tài sản cố định gồm những gì? và điều kiện ghi nhận tài sản cố định để có thể áp dụng tốt trong quá trình vận hành doanh nghiệp.

Ngoài ra, nếu bạn có nhu cầu về dịch vụ kế toán hãy liên hệ với chúng tôi – Công ty TNHH Tư vấn Giải Pháp Doanh nghiệp Hoàn Cầu thông qua số hotline 0901 668835 để được hỗ trợ ngay nhé!

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*