Hướng dẫn tạo meo nấm rơm đơn giản, chi tiết từ A đến Z

Trong quá trình trồng nấm rơm, meo là thành phần không thể thiếu. Chất lượng của nấm rơm phụ thuộc vào chất lượng của meo. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết tạo meo nấm rơm. Để giúp mọi người trồng nấm rơm đạt hiệu quả. Đỉnh Phong đã tổng hợp một vài nội dung cần thiết hướng dẫn tạo meo nấm rơm đơn giản. Cùng chúng tôi tham khảo trong bài viết sau nhé.

Hướng dẫn tạo meo nấm rơm đơn giản
Hướng dẫn tạo meo nấm rơm đơn giản

Tìm hiểu về nấm rơm

Nấm rơm còn được biết đến với tên gọi khác là nấm rạ hay nấm mũ rơm, có tên khoa học là Volvariella Volvacea. Tại Việt Nam, nấm rơm có ở hầu hết các tỉnh thành. Trong tự nhiên, nấm thường sinh sôi trên các đống mùn rơm rạ ẩm. Nhưng nguồn cung cấp nấm tự nhiên như vậy không ổn định, không đáp ứng đủ cho thị trường. 

Với những cơ hội này, nhiều người đã chuyển sang kinh doanh trồng nấm rơm để phát triển kinh tế. Do đó, việc sản xuất và cung cấp giống meo nấm rơm cũng tăng lên để đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Nấm rơm thường sinh sôi trên các đống mùn rơm rạ ẩm
Nấm rơm thường sinh sôi trên các đống mùn rơm rạ ẩm

Meo nấm là gì?

Meo nấm là phần hạt giống hay còn gọi là bào tử của nấm, được sinh ra từ cây nấm trưởng thành. Các loại nấm trưởng thành sẽ đều phát tán bào tử vào trong không khí. Tuy nhiên, cách trồng nấm không đơn giản như trồng cây là chỉ việc gieo hạt xuống đất và tưới nước, sau đó cây sẽ tự phát triển, ra quả.

Meo nấm được nuôi trong một môi trường khép kín với kỹ thuật chiết xuất và đưa vào các nguyên liệu như lúa mì, hạt gạo để tạo điều kiện cho giống nấm phát triển một thời gian đủ tốt trước khi được cấy vào môi trường phôi nấm. Vậy cách làm meo nấm rơm từ trấu có được không? Câu trả lời là làm được. Vì nguyên liệu chủ yếu để làm meo nấm rơm là rơm rạ, đường mía, bột bắp, trấu và lúa.

>>> Xem thêm tại: Kinh nghiệm trồng ớt với màng phủ nông nghiệp chi tiết

Tầm quan trọng của meo nấm?

Meo nấm giống tốt thì khi thành cây nấm cũng sẽ tốt, nhiều dinh dưỡng, sản lượng cao, chất lượng mọi mặt được đảm bảo, nhất là cây khỏe khó bị bệnh. Nếu giống nấm yếu sẽ dễ mắc bệnh và lây lan qua các phôi nấm khác, điều này làm ảnh hưởng đến sản lượng và chất lượng của một nhà nấm nếu không được kiểm soát, chăm sóc kỹ lưỡng.

Quá trình nuôi meo nấm như thế nào cũng khá quan trọng và cần có cái tâm của người nuôi giống, khi con giống đủ điều kiện đặt ra sẽ trải qua quá trình sàng lọc và đưa vào phôi nấm. Meo nấm chậm phát triển và yếu sẽ giữ lại để xem thêm và kiểm tra lý do bị như vậy hoặc loại bỏ.

Meo nấm giống tốt thì khi thành cây nấm cũng sẽ tốt và nhiều chất dinh dưỡng
Meo nấm giống tốt thì khi thành cây nấm cũng sẽ tốt và nhiều chất dinh dưỡng

Meo nấm rơm đặc điểm như thế nào là tốt?

Meo nấm rơm phải có những đặc điểm sau đây thì mới được coi là chuẩn yêu cầu:

  • Meo nấm có thể đưa vào sản xuất ngay. 
  • Nấm được nuôi trồng ở môi trường gần với môi trường trồng nấm nhất.
  • Meo nấm có mùi thơm, không bị nhiễm tạp chất hay bị mốc.
  • Độ tuổi của meo nấm đạt đồng đều, dễ dàng cấy truyền sang bịch nguyên liệu.

Những tiêu chuẩn chọn meo nấm rơm

Lựa chọn meo nấm rơm chất lượng là bước quan trọng đầu tiên trong quy trình sản xuất nấm. Mặc dù công việc này không quá phức tạp nhưng phải đảm bảo đúng các tiêu chí đặt ra để đem đến cho khách hàng sản phẩm tốt nhất. Những tiêu chuẩn chọn meo nấm rơm như sau:

  • Sợi nấm phân nhánh đều và mượt.
  • Sợi nấm mọc sát môi trường trồng nấm, ít sợi khí sinh. 
  • Con giống thuần, không lẫn tạp hay bị mốc.
  • Đảm bảo đúng độ tuổi.
  • Meo nấm giống có mùi thơm.

>>> Xem thêm tại: Hướng dẫn chi tiết cách trồng củ cải trắng đơn giản

Những tiêu chuẩn chọn meo nấm rơm
Những tiêu chuẩn chọn meo nấm rơm

Hướng dẫn tạo meo nấm rơm đơn giản

Kỹ thuật, cách làm meo nấm rơm được chia làm 3 giai đoạn.

Meo nấm giống cấp 1

Giai đoạn đầu tiên làm meo nấm bao gồm các công đoạn sau.

Môi trường cấp 1 

Môi trường căn bản thường được sử dụng là P.D.A bao gồm 300g khoai tây, 20g glucose, 20g agar và 1 lít nước cất sạch. Rửa sạch khoai tây và cắt khối vuông nhỏ 1 cm³, sau đó nấu chín khoai tây rồi lọc xác lấy nước, cho Agar vào nước khoai tây nấu cùng và khuấy đều cho tan. 

Tiếp theo thêm glucose vào và bổ sung nước cho đủ 1 lít. Sau khi kiểm tra độ pH xong thì cho vào ống nghiệm. Để nguội dung dịch, làm nút bông quấn giấy bao nút lại. Quá trình hấp khử trùng được thực hiện ở áp suất 0,8 – 1 atm trong 1 giờ.

Phân lập giống nấm

Giống thuần có thể được thu gom từ nhiều nguồn khác nhau, chủ yếu là từ bào tử hoặc mô thịt của nấm. Chọn tai nấm rơm ở hình dạng trứng, gọt sạch gốc, lau nấm khô và cấy bằng Alcool, sau đó khử trùng dao cấy, dùng xẻ đôi tay nấm và cắt 1 miếng ở phần thân gần mũ nấm cho vào ống nghiệm ở điều kiện vô trùng với đèn cồn.

Ủ tơ

Ủ tơ ở nơi ấm khoảng từ 4-5 ngày đầy ống nghiệm, tơ nấm thuần phát triển, nếu đầy ống thì nhân nhiều ra bằng cách cấy truyền. Nhưng không được cấy truyền giống quá 3 lần.

Meo nấm giống cấp 2

Meo bó là dạng giống được chuyển tiếp thành meo thành phẩm cấp 3. Mục đích của meo bó là cây meo bó dài được đặt thẳng trong bịch meo cấp III để đảm bảo meo phát triển đồng đều, sợi meo trong bịch có cùng độ tuổi. Giai đoạn này bạn cần quan tâm những yếu tố sau:

  • Nguyên liệu: Chọn rơm lúa theo mùa cọng dài, tạo điều kiện cho tơ phát triển. Tuốt lá, cắt từng khúc khoảng 12cm, lấy 8-10 cọng và dùng dây nilon quấn lại thành một bó nhỏ. Hoặc có thể sử dụng thân cây mì già đã lột vỏ, cắt khúc khoảng 12cm chẻ thành những thanh nhỏ, lấy ruột ra và phơi khô. Chỉ bảo quản trong thời gian ngắn, không được để lâu quá sẽ bị mọt.
  • Môi trường: 1kg rơm bó (thân mì già hoặc lúa) ngâm trong nước vôi 1%, 150g bột bắp và 50g cám nấu đặc trộn vào rơm bó (thân mì già hoặc lúa).
  • Hấp khử trùng: Áp suất 1,5 atm/giờ.
  • Cấy meo: Từ ống nghiệm meo nấm cấp 1, dùng dao cấy khử trùng cắt 1 phần thạch có meo chuyển vào chai meo bó trong điều kiện vô trùng.
  • Ủ meo: Trong vòng 15-25 ngày và từ 30-35 độ C.
  • Chọn giống: Chọn chai meo phát triển nhanh, tốt.

Meo nấm giống cấp 3

Meo nấm giống cấp 3, bạn cần quan tâm những yếu tố sau:

  • Bao bì: Để làm meo có thể dùng chai thủy tinh trong suốt hoặc bao túi PP cỡ nhỏ, chịu được áp suất cao. Còn làm bịch tưới trồng sử dụng túi P.E với kích thước là 22 x 36cm.
  • Nguyên liệu: Sử dụng 1 trong số các nguyên liệu như rơm, rạ, trấu, mạt cưa, cùi trái bắp, cám,… Nhưng phải đảm bảo nguyên liệu tốt , mới , khô và không bị mốc.
  • Môi trường: 1kg rơm rạ, 50g cám, 150g bắp, 1% nước vôi. Rơm rạ cắt ngắn 2-3cm và đem đi phơi khô, trước khi làm meo ngâm vào nước vôi 1%, khoảng 2 giờ sau vớt ra để ráo nước đến khi có đủ độ ẩm. Bắp, cám cũng trộn nước vôi cho đủ độ ẩm trước khoảng 2 giờ. Cuối cùng trộn đều các nguyên liệu, dậm đạp lên cho mềm rồi cho vào chai hoặc bịch.
  • Khử trùng: Hấp khử trùng chai meo và meo bịch PP ở áp suất 1,5 atm/1 giờ. Hấp khử trùng bịch trồng PE ở khoảng 90 – 100 độ C trong 4 – 6 giờ.
  • Cấy meo: Trong điều kiện vô trùng, lấy 1 cây meo bó cho vào bịch môi trường hay chai thủy tinh đã hấp.
  • Ủ meo: Ủ meo ở khoảng 30-35 độ C, 6 ngày sẽ đầy và có thể sử dụng từ 6-10 ngày. 
  • Chọn meo: Chăm sóc meo thường xuyên, loại bỏ meo bị mốc, hỏng. Lựa chọn giống meo phát triển tốt, nhanh.

Trên đây là nội dung chi tiết chia sẻ với bạn cách trồng nấm rơm đơn giản tại nhà. Qua bài viết, chúng tôi hy vọng bạn đã biết cách sử dụng meo nấm rơm. Cảm ơn và chúc các bạn trồng nấm rơm từ meo nấm thành công. 

Nếu bạn đang quan tâm đến việc sử dụng sản phẩm nhựa áp dụng trong lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp hoặc dân dụng. Hãy liên hệ ngay với CÔNG TY TNHH SX TM ĐỈNH PHONG để nhận được tư vấn chi tiết và hỗ trợ tốt nhất. Chúng tôi luôn cung cấp cho bạn thông tin chính xác và giúp bạn chọn lựa sản phẩm phù hợp với đúng nhu cầu của mình.

Thông tin liên hệ

Địa chỉ: Ấp Bình Tiền 2, xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hoà, tỉnh Long An.

Hotline: 0703 188 188 – 0723 778 256 – 0723 778 257.

Website: https://dinhphong.com.vn/.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*