Gỗ là một trong những vật dụng vô cùng quý giá từ xưa cho đến nay. Nó luôn luôn mang trong mình một vẻ đẹp huyền bí, khiến cho khách hàng khó lòng bước qua được. Vì vậy, để tăng thêm vẻ đẹp của gỗ và đảm bảo an toàn tốt nhất cho gỗ ở ngoài trời, thi thoảng chúng ta nên quét loại sơn tinh lên trên bề mặt của gỗ. Loại sơn này người ta thường gọi nó với cái tên sơn PU.
Bài viết dưới đây, Công ty TNHH Thương Mại Hóa Chất Nam Bình sẽ giới thiệu cho các bạn sơn PU là gì? Cách pha sơn pu như thế nào để đúng kỹ thuật? Cùng chúng tôi theo dõi nhé.
Mục Lục
Sơn PU là gì?
Sơn PU là một trong những loại sơn đa dụng nhất trong cuộc sống hiện nay. Sơn Pu hiện nay có 2 dạng phổ biến đó là dạng cứng và dạng bọt. Dạng cứng dùng làm vecni để mài giũa và đảm bảo an toàn cho các món đồ gỗ như: tủ, giường, ghế,…
Dạng bọt thì thường được sử dụng làm nệm mút ghế ngồi trong oto. Bên cạnh đó, dạng bọt còn được dùng để phòng thủ và di chuyển các máy móc, thiết bị dễ vỡ.
Tóm lại, sơn PU là một loại sơn phòng vệ, tạo màu cho gỗ tự nhiên, gỗ công nghiệp đẹp và mịn nhất. Sơn PU có 3 cấu tạo thành phần chính:
- Sơn lót: làm phẳng bề mặt, che khuất khuyết điểm trên mặt gỗ và làm cho màu sơn đẹp hơn khi phun.
- Sơn màu: hầu hết sơn PU dành cho gỗ dầu pha màu nhiều hay ít tùy thuộc vào yêu cầu khách hàng, để tạo nên độ đẹp nhất định.
- Sơn bóng: đây là lớp sơn tạo độ bóng cho gỗ, lớp sơn bóng sẽ làm cho gỗ luôn luôn sáng bóng, không thấm nước, dễ dàng vệ sinh và bền đẹp với thời gian.
>>> Xem thêm tại: Dung môi triethanol amine
Hướng dẫn cách sơn PU bằng tay đơn giản
Bước 1: cách pha sơn lót
Để pha được sơn lót chuẩn nhất thì bạn cần phải tuân thủ theo tỷ lệ pha sơn PU quy định sẵn là: 2 lót + 1 cứng + 3 xăng.
Bước 2: cách pha màu sơn
Giống như sơn lót, pha màu sơn cũng cần phải tuân theo tỷ lệ là: 1 cứng + 5 xăng + tinh màu.
Bước 3: cách pha sơn bóng
Tỷ lệ pha sơn bóng chuẩn nhất như sau: 2 bóng + 1 cứng + 1 xăng
>>> Xem thêm tại: Dung môi methylene chloride
Hướng dẫn kỹ thuật sơn PU trên đồ gỗ đẹp và chuẩn nhất
Khi các bạn đã thực hiện việc pha sơn PU thành công ở các bước bên trên, thì chúng ta sẽ thực hiện các bước sơn lên đồ gỗ như sau:
Bước 1: chà nhám và xử lý bề mặt của gỗ
Sử dụng giấy nhám P240 để chà thật kỹ lên bề mặt gỗ (tùy theo yêu cầu của từng mẫu sơn để bóng hay thớ gỗ để chúng ta quyết định bả bột hoặc không bả bột). Theo như kinh nghiệm của thợ tay nghề cao thông thường sơn PU sẽ sử dụng mẫu sơn bóng bề mặt nhiều hơn.
Khi bả bột chúng ta cần phải lưu ý trên mỗi mẫu sơn sẽ đều thể hiện các đường vân gỗ hoặc không. Nếu cần phải bả bột thì phải là bột màu đen hoặc màu nâu. Bước bả bột này cũng rất quan trọng nhằm che lấp đi khuyết điểm nhỏ trên bề mặt gỗ. Còn nếu không bả bột khi chúng ta sơn sẽ tốn rất nhiều công sức và nguyên vật liệu để lắp những khe hở.
Bước 2: sơn lót lần 1
Son lót thường là lót sơn không màu, được pha với tỷ lệ chuẩn như đã đề cập bên trên, tỷ lệ này cũng sẽ thay đổi sao cho phù hợp nhất với tốc độ bay hơi của sơn. Với thời tiết nắng nóng hiện nay, thì việc bốc hơi khi sơn sẽ nhanh chóng hơn làm cho bề mặt sơn nổi tim hoặc tệ hơn sẽ làm cho việc sơn khó khăn rất nhiều.
Sơn lót lần 1 này, đã gần che lấp hết các tim gỗ, nếu kỹ thuật sơn của chúng ta tốt và thực hiện bả bột tốt thì khi sơn chỉ cần sơn lót là xong (tiết kiệm được thời gian và nguyên vật liệu).
Bước 3: chà nhám và sơn lót cho lần 2
Tiếp tục chà nhám với P320, nhiều thợ sơn cho rằng việc sơn lót lần 2 là không cần thiết. Nhưng tác dụng của việc sơn lót lần 2 sẽ làm tăng độ mịn cao cho bề mặt gỗ, giúp màu sơn ăn đẹp hơn.
Chúng ta không nên tiết kiệm sơn, vì bước này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tuổi thọ của sơn. Khi sơn chúng ta nên tuân thủ theo tỷ lệ chuẩn ở bước 2 đã nêu trên. Thời gian chờ sơn khô khoảng 30 phút.
Bước 4: phun màu sơn
Khi sơn màu chúng ta nên thực hiện 2 lần, để màu sơn được ăn đẹp hơn theo kinh nghiệm của thợ giỏi.
Lần đầu chúng ta chỉ sơn khoảng 90% như màu đã pha chế, sau đó đợi khô tầm 10 phút, rồi mới tiến hành lớp sơn thứ 2. Lần thứ 2 sẽ sơn đậm hơn, để che lấp đi những chỗ màu còn thiếu, bước này cần người sơn có kinh nghiệm giỏi để thực hiện nhé.
Bước sơn này rất quan trọng vì nó quyết định 80% việc sơn PU lên bề mặt gỗ. Bạn cần phải thực hiện trong phòng kính để tránh bụi bẩn, thông thoáng để khi sơn dễ dàng và thuận lợi hơn.
Bước 5: phun bóng lên mặt gỗ
Đợi cho sơn khô hẳn, chúng ta mới thực hiện việc sơn bóng lên bề mặt. Nhiều thợ sơn cho rằng cần thêm 1 lần sơn bóng nữa để bảo vệ màu sơn, nhưng theo kinh nghiệm việc đó không cần thiết. Tỷ lệ pha sơn bóng chuẩn được thực hiện ở bước bên trên nhé.
Hiện nay chất liệu bóng mờ có rất nhiều tỷ lệ như: 10%, 20%, 50%, 70%, 100%. Tỷ lệ pha sơn bóng bên trên có tác dụng làm bề mặt gỗ trở nên bóng và đẹp hơn.
Bước 6: bảo quản
Việc bảo quản vô cùng quan trọng, khi chúng ta sơn bóng cần thực hiện một nơi thông thoáng, tránh bụi bẩn bay vào làm cho lớp sơn không được đẹp. Thời gian chờ bề mặt gỗ khô hoàn toàn từ 12 – 15 tiếng.
Xem thêm tại: Hóa chất methanol là gì?
Tổng kết
Trên đây, là cách pha sơn pu đơn giản, dễ dàng thực hiện cho những ai chưa có kinh nghiệm. Bên cạnh đó, chúng ta biết được rằng việc sơn PU đóng vai trò quan trọng để làm đẹp và bảo vệ đồ gỗ tốt nhất. Nếu như các bạn muốn mua loại sơn PU tốt nhất thì hãy liên hệ ngay qua Hotline: 0905 882 080 – 0932 345 932.
Xem thêm:
Để lại một phản hồi