Răng khôn là gì? Khi nào cần nhổ răng khôn?

Răng khôn là gì?
Răng khôn và tác hại của nó

Răng khôn là phần răng gây nhiều khó khăn nhất cho con người. Vậy răng khôn là gì? Và có mọc “khôn” như tên gọi của nó? Cùng tìm hiểu ngay sau đây!

Răng khôn là gì?

Răng khôn, còn được gọi là răng số 8 hay răng hàm lớn thứ 3, là phần răng mọc cuối cùng của hàm thường xuất hiện ở độ tuổi từ 17 – 25. Hiện nay, giới nha khoa trên thế giới vẫn còn nhiều tranh cãi liên quan đến việc có nên giữ răng khôn hay không nhưng có một sự thật rằng hầu hết nó gây ra rất nhiều phiền toái cho con người mỗi khi mọc.

Bạn đã biết răng khôn là gì?
Răng khôn là gì?

Một người thường có bao nhiêu chiếc răng khôn?

Trên thực tế, cấu tạo hàm răng hoàn chỉnh của cơ thể người bao gồm 32 chiếc: 28 cái răng thông thường và 4 răng khôn (2 cái hàm trên và 2 cái hàm dưới). 4 cái răng khôn này sẽ mọc sau 28 răng kia. Tuy nhiên, vấn đề xuất phát ở chỗ là chúng không còn đủ không gian để mọc và phát triển bình thường nên phải tự tìm hướng khác dẫn đến có thể đâm vào lợi, mọc ngược vào xương hàm, đâm thẳng vào răng hàm lớn thứ hai,… gây đau nhức.

Tác hại của răng khôn

Gây sâu răng

Do “sinh sau đẻ muộn”, răng khôn thường mọc ở vị trí trong cùng của hàm nên rất khó để vệ sinh. Điều này dẫn đến các mảng bám thức ăn dễ dàng tích tụ dẫn đến các vi khuẩn có hại cũng sinh sôi nảy nở.

Bệnh viêm lợi

Một hệ quả khác của sự tích tụ thức ăn và vi khuẩn trong khoang miệng là gây nên bệnh viêm lợi với các triệu chứng như: đau, sưng tấy, phát sốt, hôi miệng và gây cứng hàm khiến người bệnh không thể mở to khuôn miệng. Nếu răng khôn không được chữa trị tận gốc, bệnh viêm lợi này có thể tái phát nhiều lần, càng về sau thì mức độ nguy hiểm càng cao.

Hủy hoại xương

Trong trường hợp răng khôn mọc theo hướng đâm thẳng sang răng bên cạnh, nó sẽ khiến răng đó bị lung lay tiêu xương dẫn đến phải nhổ. Triệu chứng dễ nhận biết nhất là người bệnh bị đau âm ỉ nhiều ngày ở khu vực răng khôn đang mọc.

Gây nhiễm trùng

Đã có rất nhiều trường hợp sự phát triển bất thường của răng khôn gây nên nhiễm trùng và lan sang các khu vực xung quanh như mang tai, má, cổ,… do không được chữa trị kịp thời.

Tác hại của răng khôn đến sức khỏe
Tác hại của răng khôn

Có cần nhổ răng khôn hay không?

Hiện tại, nhiều người vẫn phân vân rằng không biết có nên nhổ răng khôn hay không. Do đó, các bác sĩ đã đưa ra một số trường hợp nên khổ răng khôn ngay sau đây:

  • Răng mọc sai hướng gây đau nhức, nhiễm trùng,.. và ảnh hưởng đến các răng xung quanh.
  • Răng khôn mọc thẳng, không bị cản trở bởi nướu hay xương nhưng không có răng đối diện ăn khớp làm cho chúng trồi dài xuống hàm đối diện, gây nhồi nhét thức ăn và lở loét nướu ở hàm đối diện.
  • Răng khôn chưa gây cảm giác gì nhưng có khe giắt giữa răng khôn và răng bên cạnh, trong tương lai có thể ảnh hưởng đến răng bên cạnh đó nên cần loại bỏ để phòng ngừa
  • Răng khôn bị sâu răng, nha chu.
  • Răng khôn là nguyên nhân của một số bệnh khác hay cần nhổ răng để chỉnh hình.

Vậy trường hợp nào không cần nhổ răng khôn?

  • Răng mọc bình thường, không gây đau nhức hay ảnh hưởng đến các răng khác.
  • Bệnh nhân có bệnh nền như tiểu đường, máu khó đông, tim mạch,…
  • Các vị trí răng khôn liên quan trực tiếp đến cấu trúc giải phẫu quan trọng như xoang hàm hay dây thần kinh, không thể thực hiện các phương pháp phẫu thuật chuyên biệt.

Khi nào nên nhổ răng khôn?

Theo lời khuyên của các chuyên gia trong lĩnh vực nha khoa, bạn nên nhổ răng khôn tốt nhất ở độ tuổi từ 18 – 25, khi chân răng hình thành ⅔. Ở tuổi càng cao, phẫu thuật loại bỏ răng khôn sẽ gặp nhiều khó khăn hơn do xương cứng và đặc hơn rất nhiều. Thêm vào đó, với những người lớn tuổi, quá trình lành vết thương, hậu phẫu cũng sẽ kéo dài, không thuận lợi cho cuộc phẫu thuật.

Nhổ răng khôn tại phòng khám nha khoa
Nhổ răng khôn

Sau khi tìm hiểu các thông tin liên quan đến răng khôn là gì, hy vọng bạn đã có được cái nhìn chi tiết cũng như những kiến thức hữu ích để chăm sóc sức khỏe cho bản thân. Chúc bạn sẽ luôn có được một hàm răng chắc khỏe!

XEM THÊM: Thiết bị nha khoa TPHCM chính hãng giá tốt

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*