Động cơ điện 1 chiều là gì? Cấu tạo, phân loại

Động cơ điện 1 chiều công nghiệp
Động cơ điện 1 chiều trong công nghiệp

Động cơ là bộ phận cực kỳ quan trọng đối với các máy móc, thiết bị, thực hiện chức năng tạo nguồn năng lượng cho chúng hoạt động. Trong đó, động cơ thường được biết đến với dạng 1 chiều và xoay chiều. Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về động cơ điện 1 chiều – được nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi trong đời sống ngày nay!

Bạn đã biết về động cơ điện 1 chiều?

Động cơ điện 1 chiều DC (Direct Current Motors) là một loại động cơ được điều khiển bằng dòng điện có hướng xác định hay nói cách khác dễ hiểu thì đây là động cơ chạy bằng nguồn điện áp 1 chiều.

Động cơ điện 1 chiều
Mô phỏng động cơ điện 1 chiều

Cấu tạo động cơ điện 1 chiều

Loại động cơ 1 chiều thường được cấu tạo gồm các bộ phận sau:

Rotor Là phần lõi của động cơ, cấu tạo bằng các cuộn dây để tạo thành nam châm điện bên trong.
Stator Cấu tạo 1 hay nhiều cặp nam châm vĩnh cửu (hoặc có thể là nam châm điện).
Chổi than Thực hiện nhiệm vụ tiếp xúc, tiếp điện cho cổ góp.
Cổ góp Tiếp xúc, chia nhỏ nguồn điện cho các cuộn dây trên rotor. Số lượng các điểm tiếp xúc sẽ phụ thuộc vào số cuộn dây trên rotor.

Phân loại

Căn cứ vào phương pháp kích từ, người ta thường chia động cơ điện 1 chiều thành những loại nhỏ sau đây:

  • Động cơ 1 chiều kích từ độc lập
  • Động cơ 1 chiều kích từ song song
  • Động cơ 1 chiều kích từ nối tiếp
  • Động cơ 1 chiều kích từ hỗn hợp
  • Động cơ 1 chiều kích từ bằng nam châm vĩnh cửu

*** Thông tin thêm:

  • Động cơ điện 1 chiều kích từ độc lập: Khi nguồn điện 1 chiều chạy với công suất không đủ lớn, mạch điện phần ứng và mạch điện kích từ nối vào trong 2 nguồn sẽ riêng biệt, đây là đặc tính cơ dễ nhận biết của động cơ điện 1 chiều kích từ độc lập.
  • Động cơ điện 1 chiều kích từ hỗn hợp: gồm 2 cuộn dây kích từ, trong đó 1 cuộn được nối tiếp vào phần ứng, cuộn còn lại mắc song song vào phần ứng của động cơ điện 1 chiều.

Ưu – nhược điểm của động cơ điện 1 chiều

Ưu điểm Momen mở máy lớn, kéo được tải nặng khi khởi động
Động cơ chạy êm, phạm vi điều chỉnh tốc độ rộng
Khả năng nhiễu điện từ nhỏ
Tính năng điều chỉnh tốc độ và hiện tượng quá tải tốt
Tuổi thọ bền bỉ, tiết kiệm điện năng
Nhược điểm Bộ phận cổ góp của động cơ thường có cấu tạo phức tạp, đắt tiền và dễ bị hư hỏng trong quá trình vận hành
Có thể gây nguy hiểm trong điều kiện môi trường dễ cháy nổ
Công suất không cao nhưng giá thành khá đắt

Nguyên lý hoạt động của động cơ điện 1 chiều

Stato của động cơ điện 1 chiều sẽ là 1 hoặc nhiều cặp nam châm đứng yên trong khi rotor gồm có các cuộn dây quấn. Khi dòng điện chạy qua rotor, hay được gọi là chạy qua các cuộn dây (phần ứng) đặt giữa cực bắc và cực nam của nam châm, từ trường được tạo ra tương tác với từ trường của nam châm, đồng thời cũng sẽ tạo ra momen.

Lúc này, lực chuyển động có hướng được xác định theo quy tắc bàn tay trái: “Đặt bàn tay trái sao cho các đường sức từ hướng vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa hướng theo chiều dòng điện thì ngón tay cái choãi ra 90° chỉ chiều của lực điện từ”.

Quy tắc bàn tay trái
Quy tắc bàn tay trái

Khi dòng điện chạy trong rotor, phần ứng đặt trên rotor và cổ góp sẽ chuyển dòng điện từ cuộn dây này sang cuộn dây kia. Động cơ điện 1 chiều sẽ hoạt động với tốc độ cố định khi dòng điện ổn định, đồng thời không có hiện tượng trượt.

Ứng dụng

Ứng dụng của động cơ điện 1 chiều đa dạng trong mọi lĩnh vực từ đời sống hằng ngày cho đến công nghiệp sản xuất: trong tivi, các loại máy công nghiệp trong nhà xưởng, đài radio, ổ đĩa DC, máy in- photo, giao thông vận tải,…

Việc sử dụng động cơ điện 1 chiều đã mang lại nhiều thành quả trong đời sống và công nghiệp sản xuất. Do vậy, tìm hiểu kỹ các thông tin về nó theo những điều cơ bản trên đây là điều nên làm.

Bạn có thể xem thêm: Motor giảm tốc đài loan

Đơn vị cung cấp: Công ty TNHH MTV Thiết bị Truyền động Vĩnh Thành

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*