Hệ thống quản lý tòa nhà BMS là một trong những phần mềm được các nhà đầu tư, ban quản lý tòa nhà sử dụng nhiều nhất hiện nay. Vậy hệ thống BMS là gì? Ứng dụng của nó trong hoạt động quản lý ra sao. Các bạn hãy cùng khám phá qua bài viết sau đây của chúng tôi nhé!
Mục Lục
Hệ thống BMS là gì?
Trước đây các tòa nhà chủ yếu được giám sát theo cách truyền thống nên mất rất nhiều thời gian và công sức để thực hiện. Ngày nay với sự phát triển của công nghệ, hệ thống BMS ra đời giúp các nhà đầu tư kiểm soát tốt mọi hoạt động của tòa nhà chỉ với vài thao tác đơn giản. Vậy hệ thống BMS là gì? Tất cả sẽ được giải đáp ở phần tiếp theo của bài viết.
Hệ thống quản lý BMS là công nghệ quản lý tòa nhà thông minh giúp bạn thực hiện các thao tác kiểm soát mọi hoạt động một cách dễ dàng như hệ thống điện, cung cấp nước, báo cháy,… BMS có nhiệm vụ đảm bảo tòa nhà vận động theo cách bình thường, kịp thời nhận biết sự cố để đưa ra biện pháp khắc phục.
>> Khám phá tất tần tật về Tháp giải nhiệt là gì?
Cấu trúc của hệ thống BMS
Sau khi đã hiểu rõ hệ thống BMS là gì? Phần tiếp theo chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu sâu hơn về cấu trúc cơ bản của công nghệ quản lý tòa nhà. Hệ thống quản lý tòa nhà BMS bao gồm 4 phần.
Cấp chấp hành
Cấp này được cấu tạo gồm hai phần chính là đầu vào và đầu ra. Các dữ liệu đầu vào gồm các yếu tố như camera, đầu thẻ, hệ thống cảm biến,… Khi các dữ kiện này được xử lý, thông tin được xuất ra ngoài thông qua đầu ra là các cơ cấu chấp hành như quạt, điều hòa, chuông, loa,…
Cấp chấp hành tiếp nhận các yếu tố đầu vào, sau đó thông tin được truyền đến bộ phận cao hơn để xử lý, chuyển đổi thành các lệnh và thay đổi trạng thái của thiết bị đầu ra. Cấp này có nhiệm vụ đo lường, dẫn động và trong trường hợp cần thiết sẽ tiến hành chuyển đổi tín hiệu để truyền ra bên ngoài.
>> Cùng tìm hiểu Cách tính công suất điều hòa công nghiệp theo m3 chuẩn xác nhất
Cấp điều khiển
Hệ thống này còn được gọi là cấp trường (Field level). Ở cấp điều khiển, thường bao gồm các bộ phận như bộ điều khiển tự động hóa khả trình PAC, bộ kỹ thuật số trực tiếp DDC, lập trình PLC,… Sau đó, các bộ phận này sử dụng thuật toán để xử lý dữ liệu đầu vào chuyển hóa thành lệnh rồi truyền đạt đến các thiết bị cấp dưới.
Đặc tính nổi bật nhất của cấp điều khiển là khả năng thay thế con người xử dữ liệu một cách nhanh chóng với độ chính xác cao. Ngoài ra, chúng có thể điều chỉnh các hoạt động thuộc cấp chấp hành cho phù hợp với thực tế mà không cần tới sự can thiệp của nhân viên kỹ thuật.
*** Thông tin thêm: Thermostat
Cấp điều khiển giám sát
Bộ phận này chủ yếu được cấu tạo từ các máy tính PC với màn hình hiển thị màu được xem là phương thức giao tiếp giữa nhân viên vận hành và hệ thống tòa nhà. Chỉ cần lắp đặt máy tính thông thường là có thể sử dụng toàn bộ chức năng của hệ thống mà không cần dùng đến các thiết bị thông thường khác.
Cấp điều khiển giám sát giúp con người thiết lập các ứng dụng, giám sát, theo dõi và cảnh báo các bất thường xảy ra qua đồ thị, bảng biểu hoặc báo cáo tự động. Ngoài ra trong một số trường hợp, cấp này còn thực hiện các thuật toán cao cấp như điều khiển trình tự, điều phối và xây dựng công thức điều khiển.
Cấp quản lý
Đây là bộ phận cao nhất trong cấu trúc của hệ thống quản lý tòa nhà thông minh. Cấp quản lý chứa phần mềm điều khiển trung tâm nên có thể theo dõi, giám sát và ra lệnh cho bất kỳ bộ phận nào trong hệ thống.
Cấp quản lý có nhiệm vụ thu thập, lưu trữ và xử lý các các dữ liệu như sự cố phát sinh, chi phí vận hành tòa nhà,… Sau đó hệ thống tự động xuất các báo cáo phục vụ cho quá trình quản lý và sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất kỹ thuật.
Tính năng của hệ thống BMS là gì?
Hệ thống quản lý tòa nhà thông minh đang được rất nhiều nhà đầu tư lựa chọn như một giải pháp hoàn hảo trong công tác giám sát. Vậy BMS có những đặc điểm nổi bật nào mà lại được lòng tin của nhà đầu tư như vậy? Hệ thống quản lý tòa nhà có những tính năng nổi bật như sau:
- Thông qua BMS, người điều hành dễ dàng kiểm soát, giám sát và ra lệnh hệ thống hoạt động đúng mong muốn của mình. Các tiện ích được thực hiện bao gồm điện, ánh sáng, HVAC lập trình một cách đồng bộ và chính xác.
- Hệ thống an ninh, báo cháy được kết nối với các ngôn ngữ theo tiêu chuẩn quốc tế thông qua cổng giao diện mở. Từ đây, tòa nhà có thể nhận lời cảnh báo kịp thời trước khi sự cố xảy ra.
- Với bộ máy linh hoạt, hệ thống BMS dễ dàng nâng cao để đáp ứng yêu cầu đa dạng của người thiết lập.
*** Đừng bỏ qua: Cấu tạo dàn lạnh điều hòa
Ứng dụng của BMS trong quản lý tòa nhà
BMS giúp kiểm soát mọi hoạt động một cách đơn giản và tự động hóa. Bên cạnh đó, chúng còn quản lý các dữ liệu một cách tối ưu nhờ hệ thống lưu trữ, chương trình bảo dưỡng và tự động cảnh báo khi có điều bất thường xảy ra. Không những vậy, hệ thống BMS còn đem đến ứng dụng tuyệt vời khác như sau:
- Điều khiển hoạt động toàn bộ tòa nhà: Với khả năng phân tích dữ liệu thông minh, BMS giúp con người dễ dàng kiểm soát các vấn đề phát sinh một cách tự động. Hệ thống cho ra kết quả đơn giản, dễ hiểu thay vì danh sách với quá nhiều lời cảnh báo và hàng loạt dữ liệu không liên quan. Không những vậy, hệ thống BMS còn có khả năng vượt trội như chủ động xóa dữ liệu không cần thiết, cung cấp đầy đủ thông tin chi tiết về điều kiện xây dựng, tài sản, thiết bị tòa nhà cần sử dụng dựa vào hoàn cảnh và thời gian thực tế,…
- Dễ dàng tùy chỉnh báo cáo: Tùy theo yêu cầu của nhà quản lý mà báo cáo được tổng hợp và sửa đổi cho phù hợp. Các chế độ vượt trội của BMS trong công tác xuất báo cáo gồm: Tự động cập nhật các xu hướng gợi ý cho người dùng, đề xuất các giải pháp giải quyết vấn đề, phân phối đúng từng bộ phận yêu cầu.
- Tăng hiệu quả sử dụng năng lượng: Với chức năng cung cấp các sáng kiến tự động hóa, năng lượng của hệ thống quản lý tòa nhà nhờ vậy mà được sử dụng hiệu quả. Để tối ưu hiệu quả sử dụng nguồn nguyên nhiên vật liệu, hệ thống BMS đã thực hiện các công việc như theo dõi và báo cáo mức tiêu thụ năng lượng, thiết lập chế độ cài đặt thời gian của thiết bị sưởi và làm mát, nhận biết van bị rò rỉ,…
Trên đây, chúng tôi đã chia sẻ đến bạn những kiến thức về hệ thống BMS là gì? Cũng như chức năng, nhiệm vụ chính của công nghệ quản lý tòa nhà. Chúng tôi hy vọng bài viết này giúp ích được cho bạn phần nào trong quá trình làm việc.
Để lại một phản hồi