Hộ kinh doanh là gì? Đặc điểm và một số quy định liên quan

Hiện nay, nhà nước luôn tạo điều kiện tốt nhất để mỗi cá nhân, tổ chức lao động, sản xuất, kinh doanh tạo nguồn thu nhập và giúp nền kinh tế phát triển hơn. Bên cạnh các công ty, doanh nghiệp được thành lập ngày càng lớn mạnh thì không thể thiếu đóng góp của hộ kinh doanh. Vậy bạn có biết hộ kinh doanh là gì? và một số vấn đề xoay quanh nó không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu để bổ sung nhiều kiến thức hơn ở bài viết dưới đây nhé!

Hộ kinh doanh là gì?

Hộ kinh doanh không được coi là một loại hình hình doanh nghiệp và cũng không có một định nghĩa chính xác về hộ kinh doanh là gì? Tuy nhiên, ở Khoản 1 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về hộ kinh doanh như sau:

“Hộ kinh doanh do cá nhân hoặc các thành viên trong hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu toàn bộ trách nhiệm về tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ đó. Nếu trường hợp các thành viên của hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì phải ủy quyền cho một thành viên làm đại diện cho hộ kinh doanh”.

Lưu ý: Hộ kinh doanh sử dụng từ 10 lao động trở lên bắt buộc phải đăng ký thành lập doanh nghiệp theo quy định.

Hộ kinh doanh là gì?
Hộ kinh doanh là gì?

Chủ hộ kinh doanh gồm những đối tượng nào?

Cũng theo Khoản 1 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, chủ hộ kinh doanh gồm các đối tượng sau:

  • Cá nhân đăng ký thành lập hộ kinh doanh;
  • Người được các thành viên của hộ gia đình ủy quyền làm đại diện cho hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên của hộ gia đình đăng ký thành lập hộ kinh doanh.

Xem ngay: Doanh nghiệp cần có con dấu công ty hay không?

Chủ hộ kinh doanh là ai
Chủ hộ kinh doanh là cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình

Những ai được phép thành lập hộ kinh doanh?

Cá nhân, các thành viên hộ gia đình là công dân Việt Nam có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định tại Bộ luật Dân sự được quyền thành lập hộ kinh doanh, trừ một số trường hợp sau:

  • Người chưa thành niên, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hay mất năng lực hành vi dân sự; người khó khăn trong nhận thức và làm chủ hàm vi.
  • Người hiện đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam hoặc đang phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại các cơ sở cai nghiện, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, hành nghề hay làm công việc nhất định.
  • Các trường hợp liên quan khác theo Pháp luật quy định.

Địa điểm hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh là gì?

Theo Điều 86 Nghị định 01/2012/NĐ-CP:

  • Địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh chính là nơi mà hộ kinh doanh thực hiện các hoạt động kinh doanh.
  • Một hộ kinh doanh có thể hoạt động tại nhiều địa điểm nhưng phải chọn một địa điểm cụ thể để đăng ký làm trụ sở chính kinh doanh và thông báo cho Cơ quan quản lý thuế, quản lý thị trường nơi thực hiện hoạt động kinh doanh đối với các địa điểm còn lại.
Chọn địa điểm làm trụ sở chính khi đăng ký ngành nghề kinh doanh
Đơn vị phải chọn 1 địa điểm cụ thể để đăng ký làm trụ sở chính

Các hoạt động sản xuất chủ yếu của hộ kinh doanh

Các hoạt động sản xuất điển hình của hộ kinh doanh là gì? Ở đây, hoạt động kinh doanh thường mang tính thuần nông hay kinh doanh sản xuất với các quy mô nhỏ lẻ, ít chịu sự quản lý của nhà nước.

Hoạt động kinh doanh chủ yếu bao gồm: sản xuất nông nghiệp, lâm và ngư nghiệp, làm muối, bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến hay kinh doanh lao động hoặc làm dịch vụ với thu nhập thấp không phải đăng ký, trừ khi kinh doanh các ngành nghề có điều kiện, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức thu nhập áp dụng trong phạm vi địa phương.

Tìm hiểu thêm: Thuế vat là gì? Cách tính thuế VAT chính xác nhất

Nông nghiệp là một trong những hoạt động phổ biến trong các hộ kinh doanh
Nông nghiệp là một trong những hoạt động phổ biến trong các hộ kinh doanh

Những hạn chế khi đăng ký hộ kinh doanh là gì?

Hộ kinh doanh là một mô hình hoạt động khá phổ biến ở nước ta. Bởi việc đăng ký đơn giản và áp dụng theo phương thức thuế khoán. Tuy nhiên, hộ kinh doanh vẫn bộc lộ nhiều hạn chế và rủi ro khi kinh doanh. Vậy những hạn chế khi thành lập hộ kinh doanh là gì? Cụ thể như sau:

  • Cá nhân đã thành lập và đang tham gia góp vốn thành lập hộ kinh doanh không được phép đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân và thành viên hợp danh của công ty hợp danh trừ khi được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.
  • Cá nhân hoặc các thành viên trong hộ kinh doanh phải chịu trách nhiệm vô hạn về nghĩa vụ thuế và các khoản nợ.
  • Mỗi cá nhân, tổ chức chỉ được phép thành lập một hộ kinh doanh. Do đó, khi đã có hộ kinh doanh, cá nhân và tổ chức không thể thành lập cửa hàng, địa điểm kinh doanh khác là hộ kinh doanh nữa.
  • Hạn chế trong việc xuất hóa đơn cho khách hàng.

Kết luận

Trên đây là tất cả kiến thức mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng thông qua bài viết trên, bạn có thể hiểu được hộ kinh doanh là gì? Các quy định và đặc điểm của hộ kinh doanh. Nếu bạn còn vướng mắc, băn khoăn về vấn đề nào đó, bạn có thể liên hệ với Công ty Cổ Phần Trí Luật thông qua số hotline (028) 7304 5969 để được tư vấn tận tình nhé!

 

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*