Quy trình lắp dựng nhà xưởng đơn giản, đúng chuẩn

Bất kỳ một công trình xây dựng nào, ngoài quan tâm đến giá cả, bản vẽ kỹ thuật thì công tác lắp đặt cũng là yếu tố được rất nhiều nhà đầu tư quan tâm. Hôm nay, chúng tôi sẽ hướng dẫn cách lắp dựng nhà xưởng đơn giản, đúng chuẩn mà bạn nên tham khảo.

Tổng quan về phương pháp xây dựng nhà xưởng thép tiền chế

Nhà xưởng khung thép tiền chế (hay nhà xưởng thép tiền chế) là công trình được thiết kế và thi công bằng các vật tư sắt thép. Thông thường, các linh kiện lắp đặt được sản xuất tại nhà máy và vận chuyển đến công trường hay nhà xưởng để tiến hành lắp ráp.

Lắp dựng nhà xưởng khung thép tiền chế được thực hiện chủ yếu dựa vào các công đoạn như sau:

  • Giai đoạn 1: Lên ý tưởng thiết kế, vẽ sơ đồ chi tiết và bố trí các loại vật liệu cần thiết cho từng khu vực.
  • Giai đoạn 2: Tiến hành thi công các bước theo như kế hoạch đã đề ra.
  • Giai đoạn 3: Kiểm tra và hoàn thành các khâu còn lại của từng chi tiết có trên bảng vẽ. Sau đó, đơn vị sản xuất sẽ tiến hành nghiệm thu và bàn giao cho doanh nghiệp.
Lắp dựng nhà xưởng thép tiền chế
Nhà xưởng thép tiền chế

Các bước thi công lắp đặt nhà xưởng đơn giản

Sau khi đơn vị lắp ráp đã chuẩn bị đầy đủ các vật tư cần thiết sẽ tiến hành lắp dựng. Để đảm bảo mọi quy trình diễn ra thuận lợi, công tác lắp đặt nhà xưởng phải được tiến hành theo trật tự các bước dưới đây.

Bước 1: Tiếp nhận và bảo quản nguồn vật tư

Các thiết bị, cấu kiện của khung thép được sản xuất trực tiếp tại nhà xưởng và được chuyển đến công trình bằng các phương tiện trung chuyển. Chính vì thế, nếu quá trình lắp dựng nhà xưởng bị thiết vật tư hoặc sai lệch thông số sẽ ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng thành phẩm.

Người quản lý dự án cần kiểm kỹ lưỡng trang thiết bị, hạn chế những sai sót có thể xảy ra. Ngoài ra, bên giao hàng cần cung cấp đầy đủ giấy tờ cần thiết để người nhận làm căn cứ khi nhận hàng.

Thông thường, vật tư được tập trung tại khu vực thi công để thuận tiện cho quá trình lắp đặt, cũng như công tác bảo quản được tốt hơn, tránh làm xước, bị hỏng hay mất cắp.

Nhận và kiểm tra vật tư khi lắp dựng nhà xưởng
Nhận và kiểm tra vật tư

Bước 2: Lắp bu lông cho khung thép

Lắp bulong cho móng nhà là công đoạn đầu tiên, giữ vai trò quyết định đến chất lượng khung thép. Chính vì thế, các công nhân cần lắp đặt chúng một cách cẩn thận và đảm bảo độ chính xác tương tự như thông số đã nêu trong bản vẽ. Ngược lại, nếu lắp đặt bu lông quá chênh lệch với các số đo sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến công đoạn thiết kế khác sau này.

Các chuyên gia khuyên trong công tác lắp dựng nhà xưởng, đơn vị sản xuất nên lắp cốt thép hoàn chỉnh trước khi tiến hành lắp bu lông. Nếu thực hiện như vậy, nền móng đảm bảo tính ổn định và tăng độ chính xác cho công trình.

Bước 3: Lắp phần khung chính

Công đoạn này không kém phần quan trọng khi xây dựng khung thép. Đầu tiên, nhân công sẽ lắp đặt cột, kèo để định hình cho toàn bộ nhà xưởng. Tùy thuộc vào mặt bằng thi công, người ta có thể lắp theo thứ tự từ giữa nhà đến hai bên hoặc ngược lại.

Trước khi lắp đặt, bạn nên thực hiện khảo sát mặt bằng hiện tại, các khu vực khác có liên quan. Sau đó, đơn vị sản xuất sẽ tiến hành lên bảng vẽ chi tiết để đảm bảo quá trình thi công được diễn ra đúng theo ý muốn. Thông thường, công tác lắp đặt phần khung trải qua các bước như sau:

  • Xây dựng gian khóa cứng.
  • Lắp đặt từng dầm kèo.
  • Hoàn thiện các công tác lắp đặt giàn khóa khung thép.
  • Thi công lắp đặt khung kèo và xà gồ.
  • Lắp đặt kèo đầu hồi.
  • Thi công lắp ráp xà gồ và chống xà gồ.

Bước 4: Lắp dựng phần tôn

Thi công lắp đặt tôn mái và tôn tường là công đoạn cuối cùng của quá trình lắp dựng nhà xưởng. Xây dựng tôn được thực hiện bao gồm các bước: Lợp tôn mái, tôn tường và vách nhà xưởng.

Cụ thể, khi lợp tôn mái, công nhân sẽ cho tấm tôn vào ống trượt được giữ bởi các móc sắt có kích thước 6mm trên cáp treo. Ngoài ra, nhờ vào sự hỗ trợ của ống, tấm tôn được công nhân đưa đến vị trí cần lợp một cách dễ dàng hơn.

Tương tự, khi tiến hành lắp tôn vách, doanh nghiệp cần xây tường cao từ 1m2 đến 1m4 tính từ mặt nền rồi sau đó mới tiến hành lợp.

Lắp dựng phần mái che trong xây dựng nhà xưởng
Lắp dựng phần mái che

Ưu điểm của nhà xưởng thép tiền chế so với loại thông thường

Hiện nay, nhà xưởng khung thép tiền chế được sử dụng khá nhiều so với loại truyền thống. Cụ thể, chúng mang lại các lợi ích như sau:

  • Trọng lượng của nhà xưởng thép tiền chế chỉ bằng một nửa so với phương pháp thi công bằng cốt thép. Điều này làm cho kết cấu nhà kho được giảm trọng tải hơn rất nhiều.
  • Khung thép lắp dựng nhà xưởng đảm bảo độ cứng cao nhưng vẫn có khả năng đàn hồi. Bên cạnh đó, chúng sở hữu khả năng chống cháy khá tốt với hiệu suất làm việc kín.
  • Kết cấu nhà xưởng bằng thép có thể tái chế và ít gây ô nhiễm môi trường trong quá trình lắp đặt hay phá dỡ.
Nhà xưởng bằng thép tự chế
Nhà xưởng bằng thép tự chế được sử dụng khá phổ biến

Hạn chế của nhà xưởng khung thép

Nhà xưởng thép tiền chế tuy có nhiều lợi ích vượt trội nhưng chúng vẫn còn tồn tại nhiều nhược điểm mà bạn cũng cần nên biết. Dưới đây là một vài hạn chế của nhà kho làm bằng thép đến kết quả của dự án:

  • Thép thường có khả năng dẫn nhiệt cao và chịu nhiệt kém nên chúng nhanh bị biến đổi các tính chất cơ lý trong khoảng thời gian ngắn.
  • Ngoài ra, thép là vật liệu dễ bị ăn mòn nếu phải làm việc trong khoảng thời gian dài.
  • Cuối cùng, vật liệu thép có kết cấu dạng mảnh nên bạn cần chú ý hơn trong quá trình thi công. Bên cạnh đó, việc gia công đòi hỏi nguồn nhân lực phải đáp ứng đầy đủ chuyên môn, có kinh nghiệm để mang đến chất lượng cao nhất.
Hạn chế của thi công lắp dựng nhà xưởng
Nhà xưởng còn tồn tại những mặt hạn chế

Trên đây chúng tôi đã cung cấp đến bạn các thông tin cần thiết liên quan đến việc lắp dựng nhà xưởng công nghiệp. Hy vọng qua đây, các doanh nghiệp và chủ đầu tư sẽ biết cách xây dựng cũng như lắp đặt công trình nhà xưởng đúng theo ý muốn của mình.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*