Màng HDPE chống thấm hay còn được gọi là bạt HDPE chống thấm là loại vật liệu phổ dùng được dùng với mục đích chống thấm cho các công trình thuộc lĩnh vực công nghiệp, nông lâm thủy sản. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rõ màng chống thấm HDPE là gì? Ứng dụng và cách thi công ra sao? Vậy để giải đáp các thắc mắc trên thì hãy cùng thptchuyensonla.edu.vn tham khảo ngay bài viết bên dưới đây nhé!
Mục Lục
Màng HDPE chống thấm là gì?
Màng chống thấm HDPE hay còn được biết đến với cái tên là bạt chống thấm HDPE. Trong đó, HDPE là viết tắt của cụm từ “High Density Polyethylene”. Đây là một loại vật liệu có chức năng ngăn cách, chống thấm tuyệt đối được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp, nông nghiệp hay nuôi trồng thủy hải sản.
Về cấu tạo của màng HDPE chống thấm, vật liệu được sản xuất từ 97,5% hạt nhựa phân tử cao polyethylene – PE. Còn lại 2,5% là hạt carbon đen, chất kháng UV, kháng vi sinh và chất khoáng hóa học,… Nhờ những thành phần và cấu tạo này, màng HDPE chống thấm rất an toàn và có độ bền kéo dài rất lâu, có thể lên đến 20 năm.
Loại màng này có đa dạng độ dày, từ 0.3mm, 0.75mm, màng chống thấm HDPE 1.0mm, 1.5mm đến loại dày 2.5mm. Giúp đáp ứng tối đa nhu cầu của người sử dụng và phù hợp với nhiều công trình.
Những ưu điểm nổi bật của màng HDPE chống thấm
Không phải tự nhiên mà màng HDPE chống thấm được sử dụng rộng rãi và rất phổ biến. Với cấu tạo cùng những nguyên liệu giúp chống thấm hiệu quả, màng chống thấm HDPE sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật như sau.
Có tính trơ hóa học và độ bền cao
Màng HDPE chống thấm có tính trơ lỳ và không chịu ảnh hưởng bởi hóa chất, kể cả axit và kiềm mạnh. Bên cạnh đó, vi khuẩn, nấm mối hay tác động của thời tiết hay nhiệt độ cũng khó tác động lên loại màng này. Do đó, độ bền của màng HDPE càng được nâng cao, kéo thời gian sử dụng và tiết kiệm được các chi phí phát sinh như sửa chữa hay bảo trì,…
Khả năng chống thấm tốt
Màng chống thấm HDPE được cấu tạo bởi các nguyên liệu có khả năng chống thấm rất vượt trội. Ngoài ra, với đa dạng độ dày, vật liệu sẽ phát huy được tối đa tính năng ngăn cách, chống thấm đem lại được hiệu quả sử dụng tuyệt vời.
Giúp tiết kiệm chi phí thi công
So với các vật liệu chống thấm như đất sét, xi măng,… mất nhiều thời gian để thi công thì loại màng chống thấm này sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian hơn. Cách sử dụng và thi công đơn giản, giúp các chủ đầu tư giảm thiểu được số lượng nhân công, chi phí thi công và rút ngắn được thời gian lắp đặt.
Khả năng ứng dụng và tính linh hoạt cao
Với cấu tạo chính là nhựa và độ dày phù hợp, màng HDPE chống thấm có khả năng chịu được lực kéo và độ co giãn cao. Vì vậy, vật liệu này sẽ không dễ bị nứt vỡ và có thể thi công trên nhiều dạng địa hình khác nhau, kể cả những nơi tiếp xúc nhiều với ánh nắng hay có cấu trúc phức tạp.
An toàn cho sức khỏe và môi trường
Loại màng chống thấm này không có chứa các chất độc hại trong thành phần cấu tạo. Không những vậy, màng HDPE còn có khả năng chống sự xâm nhập của hóa chất, vi sinh vật,… giúp đảm bảo vệ sinh môi trường và có thể dùng để làm bể chứa nước ngọt. Từ đó, hạn chế được các vấn đề ô nhiễm ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt của người sử dụng, dân cư.
Ứng dụng của màng chống thấm HDPE
Với nhiều ưu điểm nổi trội, việc sử dụng màng HDPE chống thấm đang là sự lựa chọn của nhiều chuyên gia thiết kế hay các nhà đầu tư cho công trình của mình. Sau đây là một số ứng của màng HDPE trong nhiều lĩnh vực hiện nay.
Sử dụng ở những nơi xử lý chất thải công nghiệp
Chất thải công nghiệp từ các hoạt động sản xuất của nhà máy, xí nghiệp,… hầu hết đều gây hại đến các sinh vật bên trong môi trường và cuộc sống con người. Do đó, việc sử dụng màng chống thấm HDPE là hết sức cần thiết.
Ở những bãi rác công nghiệp, nên sử dụng màng HDPE có độ dày từ 1.5-3mm. Với độ dày càng lớn, khả năng chịu lực của loại màng này càng cao.
Ngoài ra, trong thành phần của màng có chất kháng tia UV, không bị ảnh hưởng khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Do đó, dùng màng để phủ lên mặt các bãi rác sẽ ngăn được mùi hôi thối lan ra ngoài không khí, làm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.
Ứng dụng trong sản xuất và thu hoạch muối
Thay vì đưa nước muối vào ruộng có nền đất, thì bây giờ muối thường được phơi trên các ô sử dụng màng HDPE chống thấm để lót. Nhờ vậy, các hạt muối kết tinh sẽ to, đều, trắng và ít tạp chất hơn. Sau khi thu hoạch sẽ không cần dùng đến hóa chất tẩy trắng.
Nên sử dụng loại màng HDPE có độ dày phù hợp, từ 0.75-1mm. Lúc này màng sẽ có độ bền cao, chịu được thời tiết nắng nóng và có các chất kháng UV,… Bên cạnh đó, độ dày vừa phải cũng giúp màng có độ dẻo nhất định nhằm hạn chế việc bị rách khi thu hoạch và có thể tái sử dụng.
Ngoài ra, những ruộng muối có lót màng chống thấm thì bề mặt sẽ láng, dễ cào và giảm thiểu được lượng muối tồn dư. Đồng thời, người dân còn tiết kiệm được chi phí, thời gian sản xuất, thu hoạch và nâng cao được năng suất.
Dùng ở các trang trại chăn nuôi
Thường ở các trang trại chăn nuôi, màng HDPE chống thấm được dùng để lót đáy nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, các hồ nước thải trong các trang trại sẽ luôn phải chịu tác động của vi sinh vật và chất thải từ quá trình chăn nuôi. Do đó, bạn nên chọn loại màng có độ dày từ 0.5mm trở lên, để vừa có độ dai nhất định vừa có khả năng kháng sinh hoá.
Sử dụng trong các hồ nuôi trồng thuỷ hải sản
Trong ngành nuôi trồng thuỷ hải sản, màng HDPE chống thấm thường được sử dụng rất nhiều. Loại màng này sẽ được dùng với mục đích tạo lớp ngăn cách giữa nước trong hồ nuôi với môi trường ở bên ngoài, ngăn chặn nước thấm ngược lại trong hồ. Từ đó, giúp làm ổn định độ pH, nồng độ muối, ngăn chặn mầm bệnh xâm nhập và bảo vệ con giống khỏe mạnh.
Bên cạnh đó, vật liệu màng chống thấm với sức chịu lực cao, chống chọi được với nhiệt độ và môi trường bên ngoài nên sẽ có thời hạn sử dụng lâu hơn. Không những vậy, màng HDPE còn có thể tái sử dụng, giúp tiết kiệm được chi phí nuôi trồng.
Ngoài ra, loại màng này còn được dùng trong nhiều mục đích khác như khai thác khoáng sản, chống thấm hầm ngầm, tích trữ nước, sử dụng trong nhà máy mía đường,…
>>> Xem thêm: Cách xử lý trần nhà bị thấm nước hiệu quả bạn nên biết
Cách thi công màng HDPE chống thấm
Màng HDPE chống thấm là loại vật liệu được ứng dụng phổ biến cho nhiều công trình khác nhau. Tuy nhiên, để có được hiệu quả chống thấm tốt nhất thì phải thi công và lắp đặt màng theo đúng kỹ thuật. Dưới đây sẽ là 3 quy trình cơ bản để thi công màng chống thấm HDPE.
Chuẩn bị mặt bằng
Mặt bằng để thi công lót màng HDPE cần phải có thiết kế hệ thống tiêu nước (nước mưa hoặc nước ngầm), để sẵn sàng phục vụ cho công tác lót màng. Bên cạnh đó, mặt bằng phải phẳng, sạch sẽ và không đọng nước.
Nền đất của mặt phẳng lót nên chắc chắn, không có những vật sắc nhọn như đá, sắt vụ hay cành cây,… hoặc những vật gây ảnh hưởng tới màng chống thấm.
Đào rãnh neo
Một công việc rất quan trọng trước khi trải màng HDPE là phải đào rãnh neo để chôn mép màng. Độ sâu cũng như chiều rộng của rãnh cần được thi công đúng theo thiết kế và yêu cầu kỹ thuật của công trình. Ngoài ra, mép của màng khi tiếp xúc với rãnh neo nên không có hình dạng lồi ra, để hạn chế việc phá huỷ vật liệu.
Sau đó, đội thi công tiến hành đổ đất lên rãnh neo theo như yêu cầu của bản vẽ. Việc đổ đất phải được thực hiện ngay sau khi trải màn, để tránh việc phải bắc cầu qua rãnh neo.
Tiến hành thi công
- Bước 1: Xác nhận mặt bằng đã đạt tiêu chuẩn.
- Bước 2: Vận chuyển nguyên liệu đã chuẩn bị đến nơi thi công.
- Bước 3: Tiến hành trải màng. Sau khi đã đặt màng đúng vị trí cần trải, công nhân sẽ tiến hành trải màng, căn chỉnh đúng vị trí và kéo căng.
- Bước 4: Hàn màng chống thấm HDPE. Sau bước trải màng, đội thi công sẽ tiến hành hàn để liên kết các tấm màng lại với nhau. Thông thường, những mối hàn sẽ được thực hiện song song với mái dốc lớn nhất. Tức là đi theo hướng dọc, không phải hướng ngang của mái dốc dẫn đến nguy cơ lật máy.
- Bước 5: Kiểm tra lại chất lượng mối hàn của màng, bàn giao mặt bằng và chuyển giai đoạn.
>>> Xem thêm: Cách chống thấm tường nhà liền kề hiệu quả nhất hiện nay
Báo giá chi tiết của màng HDPE chống thấm mới nhất
Hiện nay, giá màng chống thấm HDPE rất đa dạng và sẽ phụ thuộc vào 2 yếu tố là chiều dài và độ dày. Trong đó, chiều dài màng chống thấm sẽ phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng và sẽ giao động dựa trên thiết kế công trình. Cùng với đó, độ dày sẽ tương ứng với các thông số về lực kéo đứt tối thiểu, lực giãn dài tối đa,… phụ thuộc vào yêu cầu kỹ thuật của mỗi loại công trình.
Các mức giá có thể khác nhau tùy thuộc vào độ dày và từng thời điểm khác nhau. Chẳng hạn như với cùng kích thước, màng chống thấm HDPE 1.0mm sẽ có giá thành cao hơn màng HDPE dày 0.3mm. Vì vậy, để biết được mức giá chi tiết của màng HDPE, bạn hãy liên hệ trực tiếp đến cơ sở hoặc cửa hàng bạn muốn mua để nhận được tư vấn cho từng loại màng theo nhu cầu của bạn.
>>> Xem thêm: Hướng dẫn thi công chống thấm bitum chuẩn kỹ thuật
Để biết thêm các thông tin về màng chống thấm hoặc các thông tin bổ ích khác. Truy cập ngay danh mục Bài viết hay
Trên đây là những thông tin chi tiết về màng HDPE chống thấm mà Chống thấm INTOC cung cấp cho bạn. Hy vọng rằng qua bài viết này bạn đã có thêm nhiều kiến thức và biết được mức giá màng chống thấm HDPE, một sản phẩm phổ biến và hiệu quả trong công tác chống thấm. Nếu có thắc mắc hoặc muốn tìm một địa chỉ mua chống thấm chất lượng thì đừng ngần ngại liên hệ ngay với Chống Thấm INTOC để nhận được tư vấn chi tiết nhé!
Để lại một phản hồi