Khi người dùng mắc phải các căn bệnh có liên quan đến virus cúm mùa thì cần phải sử dụng các loại thuốc cảm cúm nhằm giúp ngăn chặn kịp thời, tránh lây lan và diễn biến nặng hơn. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc chữa cảm cúm đúng cách và hiệu không phải ai cũng nắm chắc. Để hiểu rõ hơn về thông tin các loại thuốc và cách sử dụng chúng thì hãy cùng tham khảo bài viết bên dưới đây.
Mục Lục
Bệnh cảm cúm và các đối tượng thường mắc
Khái niệm bệnh cảm cúm
Bệnh cảm cúm được gây ra bởi virus cúm mùa (Influenza Virus), là căn bệnh truyền nhiễm thông qua đường hô hấp cấp tính và nhiều người dễ nhầm tưởng với bệnh cảm cúm thông thường.
Bệnh thường xảy ra vào mùa đông-xuân hằng năm, khi thời tiết trở lạnh và dễ lây nhiễm trực tiếp thông qua tiếp xúc, giọt bắn nhỏ khi ho, hắt hơi hay nói chuyện. Bệnh có thể gây viêm phổi, suy đa phủ tạng, dễ dẫn đến diễn biến nặng và có nguy cơ tử vong cao nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời.
Các đối tượng thường mắc
Ai cũng đều có nguy cơ mắc phải bệnh cúm, vì thế không được chủ quan khi gặp phải các dấu hiệu có liên quan và cần liên hệ, đến các cơ sở y tế đến sớm được chữa trị kịp thời.
Các đối tượng có nguy cơ cao dễ mắc bệnh cảm cúm là:
- Trẻ em từ 2-5 tuổi.
- Người già lớn tuổi ≥65 tuổi.
- Phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú.
- Những người mắc các bệnh lý nền, bệnh mãn tính.
- Người bị mắc bệnh béo phì.
- Trẻ em <19 tuổi đang phải điều trị aspirin dài hạn.
Vậy làm cách nào để trị cảm cúm? Thông thường, khi mắc bệnh, bệnh nhân thường sẽ được điều trị bằng các loại thuốc cảm cúm thông dụng và đặc trị được lưu hành hiện nay, tùy thuộc vào mức độ của căn bệnh mà đưa ra phương án điều trị phù hợp, hiệu quả tương ứng.
Điều trị bệnh cúm như thế nào?
Thông thường việc điều trị sẽ tuân theo nguyên tắc chung là điều trị các trị chứng có liên quan và sẽ dùng các loại thuốc kháng virus khi có chỉ định từ bác sĩ.
Đối với các bệnh nhân trở bệnh nặng, có biến chứng và có các yếu tố nguy cơ nguy hiểm khác thì cần phải nhập viện theo dõi và điều trị.
Các loại thuốc trị cảm cúm, cảm lạnh phổ biến hiện nay
Hiện nay có rất nhiều loại thuốc cảm cúm thông dụng, phổ biến và được sử dụng nhiều trên toàn quốc. Nhiều câu hỏi thường được đặt ra khi mắc phải bệnh cúm đó là:
- Nên sử dụng thuốc gì?
- Bị cảm uống thuốc gì?
- Cảm cúm uống thuốc gì nhanh khỏi?
- Nên sử dụng thuốc chữa cảm cúm như thế nào sao cho hiệu quả?
- ….
Và còn rất nhiều vô số các câu hỏi khác được đặt ra về việc sử dụng thuốc chữa cảm cúm đúng cách, an toàn. Tùy thuộc vào mức độ diễn biến của căn bệnh mà cần tìm kiếm và sử dụng các loại thuốc đặc trị phù hợp.
Sau đây là các loại thuốc thông dụng, phổ biến hiện nay trên thị trường như:
Thuốc thông mũi
Là loại thuốc chữa cảm cúm dùng để điều trị các tình trạng thường xuyên nghẹt mũi, giúp làm giảm sản xuất, khô chất nhầy, tạo cho việc hít thở trở nên dễ dàng hơn.
Thông thường các loại thuốc thông mũi sẽ có dạng thuốc xịt, thuốc nhỏ, viên thuốc. Các loại thuốc thông mũi thường khuyến cáo không nên dùng cho trẻ em dưới 3 tuổi. Gồm có các loại thuốc như: Oxymetazoline, Phenylephrine, Pseudoephedrine,…
Thuốc giảm ho
Các thuốc giảm ho có thể được dùng nếu cơn ho kéo dài, gây ảnh hưởng đến giấc ngủ và cuộc sống hàng ngày. Các thuốc giảm ho ngăn chặn các xung thần kinh gây ra phản xạ ho, giảm ho trong thời gian ngắn. Về đối tượng, đặc biệt là trẻ em, chúng thường có xu hướng ho vào ban đêm nên cần cho trẻ uống thuốc đúng giờ trước khi ngủ để trẻ luôn được ngon giấc.
Một số loại thuốc cảm cúm, giảm ho khan với các hoạt chất phổ biến hiện nay là: Codein, Pholcodine, Calyptin, Neo-codion, Dextromethorphan, Chericof, Eucalyptine,…
Thuốc long đờm
Thuốc long đờm có tác dụng gây loãng chất nhầy, giúp việc ho được dễ dàng hơn, tránh tình trạng ho khan dẫn tới tổn thương các niêm mạc vòm họng và dây thanh quản. Hoạt chất thường thấy trong các thuốc long đờm là Guaifenesin.
Một số thuốc long đờm phổ biến, thường dùng hiện nay: Ambroxol, Bromhexin, Natribenzoat,…
Các thuốc kháng Histamin
Thuốc có tác dụng hỗ trợ giúp giảm các triệu chứng liên quan, chẳng hạn như: Hắt xì, chảy nước mắt/mũi, ngứa tai và mắt, ho,…
Các loại thuốc kháng Histamin phổ biến hiện nay: Brompheniramine, Chlorpheniramine, Diphenhydramine, Doxylamine,… Đây là các thuốc thuộc thế hệ đời đầu, do đó có thể gây buồn ngủ. Vì tính chất này nên các bác sĩ hay dược sĩ thường kê đơn để dùng vào buổi tối trước khi ngủ.
Các loại thuốc không kê đơn hệ thứ 2 không gây buồn ngủ như: Cetirizine, Fexofenadine, Loratadine,…
Thuốc giảm đau
Các loại thuốc giảm đau hiện nay sẽ có tác dụng giúp làm giảm các tình trạng đau do cảm lạnh gây ra như: đau đầu, đau cơ, nhức mỏi, đau họng, đau tai. Các loại thuốc giảm đau phổ biến bao gồm: Paracetamol, Ibuprofen, Naproxen,…
Cách sử dụng các loại thuốc chữa cảm cúm hiện nay
Dưới đây là thông tin liên quan đến cách sử dụng thuốc cảm cúm phù hợp, hiệu quả, an toàn cho sức khỏe người dùng.
Nhóm thuốc giảm sốt, đau họng, nhức đầu
Thuốc phổ biến nhất đó chính là Paracetamol (hoặc còn được gọi là Acetaminophen). Đây là dạng thuốc khá an toàn, phù hợp cho các đối tượng có nhu cầu sử dụng. Thuốc có công dụng giúp giảm đau, hạ sốt hiệu quả ở mức độ vừa, nhẹ, không cần thiết phải kê đơn và chỉ cần dùng theo đúng liều lượng được hướng dẫn trên thuốc.
Tùy thuộc vào từng đối tượng mà cần chia liều dùng Paracetamol có khoảng cách hợp lý, nên dùng thuốc cách khoảng 4 – 6 giờ đồng hồ. Không nên dùng quá liều để tránh gây ra tác dụng phụ như tổn thương gan,…
Nhóm thuốc giảm triệu chứng nghẹt mũi
Thường được dùng theo dạng thuốc nhỏ mũi như Xylometazolin, Naphazolin,… Những loại thuốc này được khuyến khích sử dụng trong vòng 3 – 5 ngày khi bị cảm cúm, sử dụng kéo dài dễ gây ra các tác dụng phụ như: viêm mũi, phù nề, đau đầu, ngửi kém,…
Nhóm thuốc này có nhiều loại với các mức nồng độ khác nhau, cần lưu ý lựa chọn phù hợp theo độ tuổi người bệnh.
Nhóm thuốc giảm ho
Thuốc giảm ho thường chỉ định cho những người mắc bệnh có mức độ ho thường xuyên, ho nhiều, gây đau rát cổ họng, cơ thể mệt mỏi, khó chịu,…
Các loại thuốc có chứa thành phần Codein hoặc Dextromethorphan sẽ phù hợp, hiệu quả đối với trường hợp ho khan. Ngoài ra, có thể dùng thuốc chứa Atussin, Rhumenol, Decolgen,… để điều trị ho khan kèm ngạt mũi, sổ mũi.
Các thuốc giảm ho dextromethorphan giúp giảm nhanh các triệu chứng như ngạt mũi, sổ mũi, hắt hơi. Cần lưu ý các thuốc kháng histamin thường khiến gây buồn ngủ, dễ mất tập trung nên sau khi dùng thuốc không nên lái xe hay vận hành máy móc.
Ngoài các thuốc chữa cảm cúm ra thì việc nhỏ mũi, súc họng bằng nước muối sinh lí hàng ngày, uống nước chanh nóng – mật ong hoặc gừng sẽ giúp làm ấm cơ thể, dịu cổ họng và giảm ho hiệu quả.
Ngoài ra, khi mắc các căn bệnh cảm cúm, người dùng có thể quan tâm thêm về PulmoAnti – Thực phẩm chức năng giúp hỗ trợ điều trị các triệu chứng cảm cúm thông thường, tăng sức đề kháng và tạo miễn dịch giúp chống chọi căn bệnh hiệu quả hơn.
PulmoAnti là thực phẩm chức năng giúp hỗ trợ điều trị cảm cúm hiệu quả hiện nay. Sản phẩm này có thành phần hoàn toàn từ thiên nhiên nên an toàn và dịu nhẹ với người sử dụng. PulmoAnti hỗ trợ trong việc giảm ho, long đờm, cải thiện tình trạng đau họng, khản tiếng do viêm họng và viêm phế quản gây ra.
Cách dùng PulmoAnti đối với từng đối tượng khác nhau như sau:
- Người lớn: Uống 3 lần/ngày, mỗi lần 4 viên.
- Trẻ em từ 6 đến 12 tuổi: Uống 3 lần/ngày, mỗi lần 2 viên.
- Trẻ em từ 1 đến 5 tuổi: Uống 3 lần/ngày, mỗi lần 1 viên (có thể nghiền thành bột và pha với nước ấm).
Qua bài viết trên, mọi người đã có thể nắm rõ thêm các thông tin chi tiết liên quan tới việc tìm kiếm và sử dụng thuốc cảm cúm đúng cách, an toàn, hiệu quả và phù hợp đối với mọi lứa tuổi, đối tượng. Với những thông tin cung cấp trên sẽ giúp phòng chống được các nguy cơ mắc bệnh cảm cúm phổ biến ngày nay, giúp bảo vệ an toàn cho sức khỏe bản thân và cho cả những người thân yêu.
Để lại một phản hồi