Công ty hợp danh là gì? Thủ tục để thành lập công ty hợp danh

Theo ghi nhận tại Luật Doanh nghiệp 2020, tại Việt Nam hiện có hơn 5 loại hình doanh nghiệp và công ty hợp danh là một trong số đó. Mỗi loại hình sẽ có những ưu nhược điểm, cách thức hoạt động và hạn chế khác nhau. Vậy công ty hợp danh là gì? Hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây để biết chi tiết về loại hình công ty hợp danh này là gì nhé!

Công ty hợp danh là gì?

Vậy công ty hợp danh là gì? Công ty hợp danh (hay công ty góp danh) là một loại hình loại hình đặc trưng của công ty đối nhân và được thành lập dựa trên sự tin cậy, tín nhiệm giữa các thành viên với nhau. Theo đó, các thành viên sẽ cùng nhau thực hiện mọi hoạt động thương mại dưới 1 hãng chung và sẽ cùng nhau liên đới chịu trách nhiệm vô hạn về mọi khoản nợ của công ty. 

>>> Tham khảo thêm: Dịch vụ thành lập công ty nước ngoài tại Việt Nam

Công ty hợp danh là gì?
Công ty hợp danh là gì?

Đặc điểm của công ty hợp danh

Dưới đây là giải đáp của chúng tôi cho câu hỏi “Những đặc điểm của công ty hợp danh là gì” để giúp các bạn có hiểu sâu hơn về loại hình công ty này.

Thành viên công ty

Một công ty hợp danh theo đúng quy định của Luật Doanh nghiệp có thể có hai loại thành viên là thành viên hợp danh và thành viên góp vốn. Mỗi loại sẽ có trách nhiệm, quyền hạn, nghĩa vụ khác nhau, được thể hiện cụ thể thông qua bảng sau:

Tiêu chí Thành viên hợp danh Thành viên góp vốn
Số lượng Phải có ít nhất 2 thành viên hợp danh là chủ sở hữu chung của công ty và cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung. Có hoặc không có
Đặc điểm Cá nhân Tổ chức, cá nhân
Trách nhiệm Phải chịu toàn bộ trách nhiệm về tài sản và các nghĩa vụ của công ty. Thành viên góp vốn chỉ có trách nhiệm về các khoản nợ của công ty tùy theo phạm vi số vốn đã góp vào công ty.
Lợi nhuận Được chia lợi nhuận tương ứng với tỷ lệ số vốn đã góp hoặc theo thỏa thuận được quy định tại Điều lệ công ty. Được chia lợi nhuận hằng năm tương ứng với tỷ lệ vốn góp trong vốn theo quy định trong điều lệ của công ty.
Quyền điều hành hoạt động và quản lý công ty Được nhân danh công ty tiến hành tham gia vào những hoạt động kinh doanh các ngành, nghề của công ty; đàm phán, ký kết hợp đồng, thỏa thuận hoặc giao ước theo nguyên tắc có lợi nhất cho công ty. Không được tham gia vào quá trình quản lý công ty, không được nhân danh công ty để tiến hành các công việc kinh doanh của công ty.
Quyền chuyển nhượng vốn Thành viên hợp danh không có quyền chuyển phần vốn góp của mình tại công ty cho cá nhân, tổ chức khác nếu không có sự chấp thuận của các thành viên hợp danh còn lại. Được phép chuyển nhượng phần vốn góp của mình tại công ty cho cá nhân, tổ chức khác.
Những hạn chế Hiện tại không làm chủ doanh nghiệp tư nhân. 

Không được là thành viên hợp danh của công ty khác trừ trường hợp được sự đồng ý của các thành viên còn lại.

Không được nhân danh cá nhân hoặc người khác kinh doanh cùng ngành nghề với công ty để tư lợi hoặc phục vụ vì lợi ích của tổ chức, cá nhân khác.

Không bị hạn chế

Trách nhiệm góp vốn

Vốn điều lệ của công ty hợp danh theo Luật doanh nghiệp quy định chính là tổng số giá trị tài sản của các thành viên đã cùng góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty. 

  • Thành viên công ty hợp danh có thể góp vốn vào công ty bằng các hình thức như tiền Việt Nam, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, ngoại tệ tự do chuyển đổi, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, bí quyết kỹ thuật, công nghệ, các tài sản khác được ghi trong Điều lệ công ty. 
  • Tài sản góp vốn có thể góp đủ khi thành lập công ty hoặc có thể góp theo thời hạn và tiến độ cam kết thông qua sự nhất trí của các thành viên. 
  • Thành viên hợp danh và thành viên góp vốn phải có nghĩa vụ góp đủ và đúng thời hạn số vốn theo như thỏa thuận đã cam kết. Nếu thành viên hợp danh không góp đủ và đúng thời hạn số vốn như đã cam kết và gây thiệt hại cho công ty thì thành viên đó phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho công ty. 
  • Đối với thành viên góp vốn, nếu không góp đủ và đúng hạn đã cam kết thì số vốn góp chưa đủ được coi là khoản nợ của thành viên đối với công ty. Bên cạnh đó, thành viên góp vốn có liên quan có thể bị khai trừ khỏi công ty dựa trên quyết định của Hội đồng thành viên.
  • Ngay tại thời điểm góp đủ vốn, thành viên sẽ có giấy chứng về phần vốn góp của mình. Tuy nhiên, theo Luật doanh nghiệp năm 2020 thì không có quy định thời hạn cụ thể thời gian thành viên cam kết góp vốn. Do đó, thời hạn này sẽ được quy định rõ ràng tại Điều lệ công ty. 
  • Thành viên hợp danh và thành viên góp vốn nếu không muốn là thành viên của công ty nữa thì có quyền chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho các thành viên còn lại hoặc cho người không phải là thành viên công ty hoặc rút vốn khỏi công ty. Tuy nhiên, việc chuyển nhượng này sẽ gặp nhiều khó khăn hơn so với loại hình Công ty cổ phần hoặc công ty TNHH có hai thành viên trở lên.
Trách nhiệm góp vốn của công ty hợp danh
Trách nhiệm góp vốn

Tài sản của công ty

Bạn đã biết tài sản của công ty hợp danh là gì chưa? Chúng gồm có các loại sau đây:

  • Tài sản góp vốn của những thành viên đã chuyển quyền sở hữu cho công ty.
  • Tài sản được tạo lập mang tên của công ty.
  • Tài sản có được từ hoạt động kinh doanh của công ty do các thành viên hợp danh thực hiện nhân danh công ty hoặc các thành viên hợp danh nhân danh cá nhân thực hiện.
  • Một số loại tài sản khác theo quy định của Pháp luật.

Đại diện pháp luật và điều hành kinh doanh

Các thành viên hợp danh có quyền đại diện pháp luật và tổ chức điều hành hoạt động kinh doanh của công ty. Mọi hạn chế đối với thành viên hợp danh chỉ có hiệu lực đối với bên thứ ba khi người đó biết về hạn chế đó.

Trong quá trình điều hành hoạt động kinh doanh của công ty hợp danh, thành viên hợp danh sẽ phân công nhau đảm nhiệm các chức danh kiểm soát và quản lý công ty.

Khi một số hay tất cả các thành viên hợp danh cùng thực hiện một công việc kinh doanh thì quyết định được thông qua theo nguyên tắc đa số.

Các hoạt động do thành viên hợp danh thực hiện ngoài phạm vi hoạt động của công ty đều không thuộc trách nhiệm của công ty, trừ trường hợp hoạt động đó được các thành viên còn lại chấp thuận.

>>> Xem ngay: Đơn vị tư vấn thủ tục thành lập công ty đầy đủ nhất

Đại diện pháp luật của công ty hợp danh là ai
Đại diện pháp luật và điều hành kinh doanh

Thủ tục 5 bước để thành làm công ty hợp danh

Thủ tục thành lập công ty hợp danh phải tuân thủ 5 bước sau đây:

Bước 1: Cá nhân nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh (phòng ĐKKD) nơi Doanh nghiệp định đặt trụ sở.

Bước 2: Phòng ĐKKD tiếp nhận hồ sơ và trao giấy biên nhận cho người nộp.

Bước 3: Trong khoảng thời gian từ 3 đến 5 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ. Phòng ĐKKD cấp “Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp”.

Bước 4: Doanh nghiệp công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp của mình trên cổng thông tin đăng ký Quốc gia bao gồm Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và ngành nghề kinh doanh.

Bước 5: Thông báo mẫu con dấu của công ty với Phòng ĐKKD – Sở kế hoạch đầu tư.

Kết luận

Trên đây là tất cả thông tin mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn, hy vọng thông qua bài viết này, bạn có thể nắm được công ty hợp danh là gì? và các đặc điểm nổi bật của loại hình công ty này. Bên cạnh đó, nếu bạn đang có nhu cầu thành lập công ty hợp danh, hãy đến với Công ty Cổ Phần Tư Vấn Trí Luật – Với phương châm “Chất lượng – Phục vụ – Uy tín – Bảo mật” và mong muốn cung cấp các thông tin hữu ích nhất về luật cho quý doanh nghiệp. Đừng quên liên hệ thông qua số hotline 028 7304 5969 hoặc để lại thông tin qua info@triluat.com để được liên hệ tư vấn chi tiết nhé!

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*