Vốn là yếu tố không thể thiếu khi thành lập doanh nghiệp, trong đó vốn pháp định luôn được các nhà đầu tư quan tâm nhiều nhất. Vậy vốn pháp định là gì? Khi sử dụng nguồn vốn cần quan tâm đến yếu tố nào? Bài viết dưới đây của tri luat.com sẽ giải đáp những thắc mắc của bạn.
Mục Lục
Vốn pháp định là gì?
Loại vốn này không được quy định cụ thể trong Luật doanh nghiệp Việt Nam năm 2014. Tuy nhiên hiểu một cách đơn giản, vốn pháp định là lượng vốn tối thiểu mà pháp luật bắt buộc doanh nghiệp phải đáp ứng đủ nếu muốn thành lập công ty.
Vốn pháp định do Cơ quan có thẩm quyền ấn định và tùy vào từng lĩnh vực kinh doanh cụ thể sẽ có yêu cầu mức vốn khác nhau. Tuy nhiên, đối với doanh nghiệp nước ngoài, số vốn pháp định không dựa vào ngành nghề kinh doanh mà sẽ dựa vào tổng số vốn đầu tư. Pháp luật quy định số vốn đầu tư của các công ty ngoài nước lớn hơn 30% tổng vốn bỏ ra để thành lập doanh nghiệp, trừ một vài trường hợp khuyến khích đầu tư.
Để hiểu rõ thêm về khái niệm bạn có thể tham khảo: Vốn pháp định là gì? Phân biệt giữa vốn pháp định và vốn điều lệ
Đặc điểm vốn pháp định
Sau khi đã hiểu rõ định nghĩa về vốn pháp định là gì? Chúng ta sẽ đi sâu vào tìm hiểu một số đặc điểm nổi bật của hình thức vốn này. Vốn pháp định có những đặc trưng riêng sau đây:
- Phạm vi áp dụng: Quy định mức vốn pháp định chỉ áp dụng cho một số ngành nghề kinh doanh nhất định được nêu trong danh sách theo pháp luật. Chính vì vậy, đối với từng lĩnh vực kinh doanh cụ thể sẽ được quy định tương ứng với mức vốn yêu cầu khác nhau.
- Về đối tượng áp dụng: Áp dụng đối với nhà đầu tư muốn kinh doanh những ngành nghề yêu cầu vốn pháp định. Bao gồm các cá nhân, tổ chức, hộ kinh doanh gia đình,…
- Ý nghĩa về mặt pháp lý: Vốn cố định được đề ra nhằm giúp doanh nghiệp thuận lợi hoạt động sau khi thành lập. Đồng thời giúp công ty hạn chế được những hạn chế và rủi ro không mong muốn.
- Quy định chung: Vốn kinh doanh hoặc vốn góp của doanh nghiệp phải lớn hơn hoặc bằng vốn pháp định.
Pháp luật quy định về vốn pháp định như thế nào?
Các lĩnh vực kinh doanh yêu cầu vốn pháp định
Dựa vào khái niệm vốn pháp định là gì? Chúng ta đã biết không phải bất kỳ lĩnh vực kinh doanh nào cũng quy định mức vốn pháp định. Tùy vào từng ngành nghề kinh doanh cụ thể mà nhà nước sẽ đưa ra các nguồn tài sản bắt buộc khác nhau. Dưới đây là danh sách vốn pháp định áp dụng cho một số lĩnh vực kinh doanh phổ biến:
MỘT SỐ NGÀNH CẦN VỐN PHÁP ĐỊNH | |||
Số thức tự | Lĩnh vực | Đối tượng | Vốn cố định |
1 | Ngân hàng | Ngân hàng thương mại nhà nước | 3000 tỷ VNĐ
|
Ngân hàng thương mại cổ phần | |||
Ngân hàng 100% vốn nước ngoài | |||
Ngân hàng liên doanh | |||
Ngân hàng đầu tư | |||
Ngân hàng hợp tác | |||
Quỹ tín dụng nhân dân | |||
Chi nhánh ngân hàng nước ngoài | 15 triệu USD | ||
Ngân hàng chính sách | 5000 tỷ VNĐ | ||
Ngân hàng phát triển | |||
Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở | 0,1 tỷ VNĐ | ||
2 | Tổ chức tín dụng phi ngân hàng | Công ty tài chính | 500 tỷ VNĐ |
Công ty cho thuê tài chính | 150 Tỷ VNĐ | ||
3 | Kinh doanh bất động sản | 6 tỷ VNĐ | |
4 | Dịch vụ đòi nợ | 2 tỷ VNĐ | |
5 | Dịch vụ bảo vệ | 2 tỷ VNĐ | |
6 | Sản xuất phim | 1 tỷ VNĐ | |
7 | Dịch vụ xuất khẩu lao động | 5 tỷ VNĐ | |
8 | Vận chuyển hàng không | Vận chuyển hàng không quốc tế | Từ 1 đến 10 tàu bay: 500 tỷ VNĐ |
Từ 11 đến 30 tàu bay: 800 tỷ VNĐ | |||
Lớn hơn 30 tàu bay: 1000 tỷ VNĐ | |||
Vận chuyển hàng không nội địa | Từ 1 đến 10 tàu bay: 200 tỷ VNĐ | ||
Từ 11 đến 30 tàu bay: 400 tỷ VNĐ | |||
Trên 30 tàu bay: 500 tỷ VNĐ | |||
9 | Doanh nghiệp cảng hàng không | Kinh doanh tại cảng hàng không quốc tế | 100 tỷ VNĐ |
Kinh doanh tại cảng hàng không nội địa | 30 tỷ VNĐ | ||
10 | Cung cấp dịch vụ hàng không mà không phải là doanh nghiệp cảng hàng không | Kinh doanh tại cảng hàng không quốc tế | 30 tỷ VNĐ |
Kinh doanh tại cảng hàng không nội địa | 10 tỷ VNĐ | ||
11 | Kinh doanh hàng không chung | 50 tỷ VNĐ | |
12 | Dịch vụ kiểm toán | 6 tỷ VNĐ | |
13 | Kinh doanh dịch vụ mua bán nợ | 100 tỷ VNĐ | |
14 | Cung cấp dịch vụ thông tin ứng dụng | 30 tỷ VNĐ | |
16 | Kinh doanh bảo hiểm sức khỏe | 300 tỷ VNĐ | |
17 | Kinh doanh môi giới bảo hiểm | Kinh doanh môi giới bảo hiểm gốc hoặc môi giới tái bảo hiểm | 4 tỷ VNĐ |
Kinh doanh môi giới bảo hiểm gốc và môi giới tái bảo hiểm | 8 tỷ VNĐ |
Lĩnh vực kinh doanh không yêu cầu vốn pháp định
Một số lĩnh vực không yêu cầu vốn pháp định:
- Doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu.
- Kinh doanh phân bón vô cơ.
- Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe du lịch và xe hợp đồng.
- Công ty bảo hành, bảo dưỡng xe ô tô.
Tìm hiểu thêm: Cách đọc báo cáo tài chính đơn giản dễ hiểu nhất
Ý nghĩa của vốn pháp định
Việc pháp luật quy định vốn pháp định trong một số ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh cụ thể có ý nghĩa rất lớn đối với doanh nghiệp và khách hàng. Nhà nước đề ra mức vốn pháp định nhằm bảo vệ lợi ích của khách hàng và đối tác đầu tư vào lĩnh vực đó. Những ngành nghề được pháp luật ấn định mức vốn đều có tính chất nhạy cảm, ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế quốc gia và trực tiếp tác động đến sự an toàn của người dân như bảo hiểm, ngân hàng, kinh doanh bất động sản,…
Khi doanh nghiệp đáp ứng đủ số vốn ấn định cũng là lúc chứng minh cho cơ quan nhà nước thấy được tiềm năng của công ty trong lĩnh vực này. Thông qua vốn cố định doanh nghiệp có thể chứng tỏ mình đủ khả năng đảm bảo sự an toàn, quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng.
Đồng thời cơ quan có thẩm quyền cũng cần thường xuyên theo dõi nguồn vốn hiện tại của doanh nghiệp để kịp thời cảnh báo với khách hàng và đối tác khi tổng nguồn vốn thấp hơn mức vốn pháp định. Dựa vào đó, doanh nghiệp đưa ra các biện pháp khắc phục kịp thời để ổn định tình hình.
Trên đây là toàn bộ những chia sẻ của Trí Luật về thắc mắc vốn pháp định là gì? Đồng thời giúp bạn hiểu rõ vai trò và nội dung liên quan đến loại vốn này. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn xây dựng kế hoạch sử dụng và sử dụng nguồn vốn hiệu quả nhé!
Để lại một phản hồi