Thành lập doanh nghiệp cần phải làm những thủ tục gì? Hướng dẫn chi tiết

Thành lập công ty được xem là bước đặt nền móng cho việc khởi kinh doanh, phát triển cũng như mở rộng của doanh nghiệp. Vậy thành lập doanh nghiệp có khó không? Câu trả lời là không! Chỉ với 5 bước đơn giản là có thể thành lập công ty/doanh nghiệp mới. 

Bước 1: Chọn loại hình công ty

Hiện nay, có 5 loại hình công ty mà doanh nghiệp có thể lựa chọn:

  • Công ty TNHH một thành viên
  • Công ty TNHH hai thành viên trở lên
  • Công ty cổ phần
  • Doanh nghiệp tư nhân
  • Công ty hợp danh

Tùy theo mục đích và nhu cầu hoạt động sản xuất, kinh doanh mà cá nhân/doanh nghiệp có thể lựa chọn loại hình công ty phù hợp.

Loại hình thành lập doanh nghiệp

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty

Sau khi đã lựa chọn được mô hình công ty phù hợp để thành lập, các cá nhân/doanh nghiệp cần xác định tên công ty, nơi đặt trụ sở, vốn điều lệ, ngành nghề kinh doanh. Sau đó chuẩn bị một bản hồ sơ bao gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
  • Bản công chứng CMND/CCCD/Hộ chiếu của các thành viên, cổ đông sáng lập công ty
  • Dự thảo Điều lệ công ty phù hợp với loại hình công ty dự định thành lập

Hồ sơ này được nộp tại Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh nơi đặt trụ sở của doanh nghiệp. 

Bước 3: Khắc dấu công ty 

Khi đã có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, công ty cần tạo một con dấu cho riêng cho mình. Theo quy định của pháp luật, con dấu được xem là đại diện về mặt pháp lý của doanh nghiệp đó. Bất cứ doanh nghiệp mới thành lập nào cũng phải có một con dấu tròn mang tên công ty của mình.

Con dấu công ty

Mỗi con dấu sẽ được đăng ký 1 lần theo luật nên sẽ đảm bảo được tính pháp lý cho cá nhân/doanh nghiệp. Nhờ có con dấu, doanh nghiệp có thể tránh được các tình trạng giả mạo, lừa lọc, lợi dụng chức năng hoặc danh tiếng công ty để thực hiện các hành vi xấu. 

Nhìn chung, con dấu vừa có quyền lực vừa là tài sản, bộ mặt của doanh nghiệp. Vì thế con dấu cần được thực hiện để đảm bảo đúng quy định của pháp luật, qua đó tránh gây thiệt hại cho doanh nghiệp. 

Vì con dấu nắm giữ nhiều vai trò quan trọng như vậy, doanh nghiệp cần lựa chọn đơn vị khắc dấu uy tín, chất lượng. Với các doanh nghiệp tại Hà Nội và các tỉnh thành lân cận, quý khách có thể liên hệ với các công ty khắc dấu chữ ký giá rẻ ở Hà Nội để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết. 

Bước 4: Công bố mẫu dấu

Sau khi có con dấu, doanh nghiệp phải thực hiện các thủ tục công bố mẫu dấu của doanh nghiệp trên Cổng thông tin  điện tử quốc gia về đăng ký doanh nghiệp để con dấu có hiệu lực. 

Việc công bố mẫu dấu là hoàn toàn phù hợp với thực tiễn bởi con dấu có giá trị pháp lý trong từng giao dịch của doanh nghiệp. Quản lý chặt chẽ việc sử dụng, lưu hành con dấu doanh nghiệp sẽ giúp hạn chế những rủi ro mà doanh nghiệp có thể gặp phải. 

Bước 5: Công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp

Tương tư như việc công bố mẫu dấu, doanh nghiệp cũng cần công bố thông tin thành lập doanh nghiệp sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Việc công bố được thao tác trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Nội dung công bố bao gồm:

  • Ngành, nghề mà doanh nghiệp kinh doanh
  • Danh sách cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần. 

Lưu ý, doanh nghiệp phải thực hiện công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp trong vòng 30 ngày kể từ khi được cấp Giấy đăng ký doanh nghiệp. 

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*