Những hình thức giải quyết tranh chấp nhà do thừa kế mà bạn nên biết

Hiện nay thì các vụ tranh chấp về đất đai, nhà ở diễn ra khá phổ biến. Liên quan đến vấn đề này, khi có tranh chấp nhà ở do thừa kế thì sẽ phải giải quyết như thế nào? Ai sẽ là người được thừa kế tài sản khi chủ sở hữu hiện tại chết? Mặc dù pháp luật có quy định rất rõ về vấn đề này nhưng trong thực tế những vụ kiện tụng hay các tranh chấp nhà đất do thừa kế vẫn liên tục được xảy ra và thậm chí là còn để lại những hậu quả đáng tiếc về người.

Hôm nay các bạn hãy cùng tôi tìm hiểu rõ hơn về những hình thức giải quyết tranh chấp nhà do thừa kế để không xảy ra các hậu quả đáng tiếc qua bài biết này nhé.

Tranh chấp thừa kế là gì?

Tranh chấp thừa kế nhà đất là tất cả những bất đồng, trái ngược và mâu thuẫn về lợi ích giữa các bên trong một mối quan hệ thừa kế như tranh chấp trong việc xác định ai sẽ là người có quyền hưởng di sản do người đã mất để lại hay tranh chấp có thể xảy ra do các phần di sản được hưởng không bằng nhau…

Tranh chấp do thừa kế nhà đất là một trong những tranh chấp phổ biến nhất hiện nay

Trên thực tiễn thi hành pháp luật thì các tranh chấp thừa kế thường có nội dung như sau:

– Tranh chấp về hàng thừa kế.

– Tranh chấp về di sản được thừa kế.

– Tranh chấp cách hiểu về nội dung của di chúc.

– Tranh chấp về việc xác định chủ thể thực hiện nghĩa vụ của người đã để lại di sản.

– Tranh chấp việc phân chia di sản khi được thừa kế.

Những phương thức giải quyết tranh chấp thừa kế

Khi có xảy ra tranh chấp về nhà đất do thừa kế thì sẽ có nhiều cách giải quyết khác nhau những phổ biến nhất là ba cách giải quyết dưới đây:

Giải quyết tranh chấp bằng phương pháp thương lượng

Đây là phương thức giải quyết tranh chấp bằng việc hai bên sẽ tự gặp gỡ nhau, trao đổi với nhau và thỏa thuận cùng nhau đưa ra được cách giải quyết mà không cần sự can thiệp của bên thứ ba (pháp luật không có quy định thủ tục thực hiện).

Giải quyết tranh chấp bằng phương pháp hòa giải

Đây cũng là phương thức giải quyết tranh chấp bằng việc mời một bên thứ ba vào(có thể là cá nhân hay một tổ chức) làm trung gian để phân tích vấn đề, nêu quan điểm và sẽ gợi mở ra những phương hướng giải quyết tranh chấp liên quan đến việc thừa kế của cả hai bên có liên quan (pháp luật không có quy định thủ tục thực hiện).

Hai phương thức thương lượng và hòa giải này chỉ mang tính mềm dẻo, linh hoạt và tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, kết quả giải quyết này không mang tính bắt buộc cho các bên có liên quan.

Khi có tranh chấp nhà đất thừa kế thì Tòa án sẽ là cơ quan có thẩm quyền giải quyết

Giải quyết tranh chấp bằng phương pháp khởi kiện

Cách giải quyết tranh chấp bằng phương pháp khởi kiện là phương pháp giải quyết tranh chấp tại Tòa án bằng việc sẽ tiến hành gửi đơn khởi kiện lên tòa án (phải có đơn khởi kiện và làm theo đúng trình tự, thủ tục được quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015).

Phương thức giải quyết sẽ có trình tự và thủ tục theo quy định của pháp luật, các bên sẽ phải thực hiện theo, nếu không sẽ phải chịu những hậu quả pháp lý bất lợi cho mình. Đặc biệt, là chủ thể giải quyết sẽ đảm bảo sự công bằng và hợp lý trong việc giải quyết tranh chấp tài sản. Tuy nhiên, hình thức kiện tụng này sẽ có ảnh hưởng lớn đến mối quan hệ, uy tín và danh dự các bên có liên quan. Thời gian giải quyết tranh chấp cũng sẽ kéo dài, chi phí giải quyết khá cao.

Trên đây là những gì tôi muốn chia sẻ với các bạn về những hình thức giải quyết tranh chấp nhà ở hay tài sản khác do kế thừa, hy vọng rằng qua bài viết các bạn sẽ hiểu rõ hơn về tranh chấp kế thừa cũng như những phương pháp giải quyết, từ đó nếu có xảy ra tranh chấp sẽ chọn phương thức tốt nhất để giải quyết.

>>> Xem thêm: thủ tục làm chủ quyền nhà đất

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*