Khớp nối mềm là gì? Phân loại và ứng dụng khớp nối mềm

Nhờ vào sự linh hoạt và tính tiện dụng, khớp nối mềm là một thiết bị không thể thiếu trong hệ thống ống dẫn của khu công nghiệp hay khu dân cư. Vậy khớp nối mềm là gì? Chúng được phân loại ra sao và có công dụng như thế nào? Cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Khớp nối mềm là gì?

Khớp nối mềm trong tiếng Anh là Expansion Joint, là một phụ kiện kết nối ống với van hoặc van với van, nhằm truyền dẫn chất và chuyển động từ chi tiết này sang chi tiết kia. Khớp nối mềm có độ giãn nở linh hoạt và khả năng chống chịu nhiệt cao, giúp bảo vệ đường ống không bị nứt hay vỡ vì nhiệt, chấn động, rung lắc hay áp suất cao.

Khớp nối mềm là một thiết bị không thể thiếu trong bất kỳ hệ thống ống dẫn nào
Khớp nối mềm là một thiết bị không thể thiếu trong bất kỳ hệ thống ống dẫn nào

Tầm quan trọng của khớp nối mềm

Nếu như ở môi trường bình thường sự chênh lệch về nhiệt độ, áp suất thỉnh thoảng vẫn xảy ra, thì trong các hệ thống chất lỏng các nhà máy, các tòa nhà cao tầng, các công trình công cộng dù quy mô lớn hay nhỏ, tình trạng này càng xảy ra nhiều hơn. Quá trình vận hành máy móc sẽ tạo nên sự rung lắc, chấn động gây ra sự thay đổi nhiệt độ và áp suất, dẫn đến làm giãn nở đường ống, gây xuống cấp, hư hỏng cho hệ thống đường ống, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, khiến doanh nghiệp bị thiệt hại không nhỏ về mặt kinh tế từ chi phí bảo trì hệ thống cho đến năng suất sản xuất.

Vì thế, khớp nối mềm được tạo ra để khắc phục những hiện tượng trên. Chúng có nhiệm vụ phân tán đồng đều lực và áp suất trong hệ thống đường ống, chịu đựng sự giãn nở giúp cho đường ống không bị cong vênh hay gãy vỡ, bảo vệ và kéo dài tuổi thọ hệ thống đường ống.

Phân loại khớp nối mềm

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại khớp nối mềm, để người dùng dễ phân biệt, khớp nối mềm được phân loại dựa trên 3 tiêu chí: chất liệu, kiểu lắp đặt và nguồn gốc xuất xứ.

Phân loại theo chất liệu

  • Khớp nối mềm cao su: Còn được biết đến với các tên gọi phổ biến như mối nối cao su chống rung, khớp nối cao su mặt bích, khớp nối cao su giảm chấn,… Được chế tạo từ cao su và vải tổng hợp tự nhiên, khớp nối mềm cao su có độ đàn hồi tốt giúp giảm các rung động, giảm bớt tiếng ồn, chống mài mòn và nâng cao tuổi thọ đường ống.
Khớp nối mềm cao su
Khớp nối mềm cao su
  • Khớp nối mềm inox: Là khớp nối kim loại được làm từ thép không gỉ, độ bền tốt, khả năng chống rit và ăn mòn cao, và độ chịu nhiệt lên tới 400 độ C. Do đặc tính cứng rắn và bền bỉ, khớp nối inox thường được sử dụng cho đường ống có môi trường nhiệt độ cao, rung lắc mạnh, va đập thường xuyên.
  • Khớp nối mềm gang: Được chế tạo từ gang đúc, có đặc tính chịu lực tốt và chịu nhiệt cao, được lắp tại các hệ thống trụ nước cứu hỏa hay các hệ thống phòng cháy chữa cháy tại các công trình. Những loại khớp nối làm bằng gang phổ biến bao gồm khớp nối mềm EE, BE.

Phân loại theo kiểu lắp đặt

Dựa vào kiểu lắp đặt các khớp nối với đường ống mà khớp nối mềm được chia thành các loại như sau:

  • Khớp nối mềm 2 mặt bích
  • Khớp nối mềm 2 đầu rắc co (hay còn gọi là khớp nối mềm nối ren)
  • Khớp nối mềm EE, BE

Phân loại theo xuất xứ

Dựa vào nguồn gốc xuất xứ, khớp nối mềm được đặt tên theo quốc gia, phổ biến tại thị trường Việt Nam có các loại:

  • Khớp nối mềm Hàn Quốc: Samwoo, Wonil, Shinyi hay Meiji
  • Khớp nối mềm Nhật Bản: Zenshin
  • Khớp nối mềm Maylaysia: AUT, ARV
  • Ngoài ra còn có khớp nối mềm Trung Quốc, Đức, Thổ Nhĩ Kỳ,…

 

Khớp nối mềm Siemens Đức
Khớp nối mềm Siemens Đức

Công dụng của khớp nối mềm

  • Bảo vệ hệ thống đường ống không bị gãy vỡ trước áp lực và nhiệt độ cao.
  • Kiểm soát các chấn động, rung lắc và giảm truyền tiếng ồn
  • Triệt tiêu các lực tác động, chống rung
  • Tăng độ co giãn, đàn hồi cho thiết bị bơm và đường ống dẫn.
  • Kéo dài tuổi thọ của hệ thống, giảm tình trạng rò rỉ chất lỏng ra môi trường bên ngoài

Ứng dụng khớp nối mềm

Nhờ ưu điểm vượt trội nên khớp nối mềm được ứng dụng rộng rãi trong các hệ thống khác nhau như:

  • Hệ thống đường ống công nghiệp
  • Hệ thống máy bơm
  • Hệ thống làm mát
  • Hệ thống chữa cháy
  • Hệ thống nước ngầm
  • Hệ thống xử lý nước thải,
  • Hệ thống khí nén,…

Cách chọn mua khớp nối mềm

Tùy theo yêu cầu sử dụng, môi trường sử dụng mà bạn chọn mua khớp nối theo các thông số sau:

  • Đường kính khớp nối mềm
  • Khả năng chịu áp lực tối đa
  • Chiều dài khớp nối mềm (chiều dài bên trong hay chiều dài phủ bì)
  • Chuẩn kết nối mặt bích chất liệu thép hay inox, cao su hay nối ren
  • Kiểu ren kết nối, kích thước ren, chất liệu đầu ren (đối với khớp nối mềm ren)

Lựa chọn khớp nối mềm phù hợp sẽ tránh được những hư hại trong đường ống, giảm chi phí sửa chữa và bảo trì hệ thống, giúp hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được ổn định và năng suất hơn. Vì thế việc tìm hiểu về khớp nối mềm là điều cần thiết. Hy vọng bài viết này đã cung cấp những thông tin cơ bản cho bạn trong bước đầu tìm hiểu về khớp nối mềm.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*