Thủ tục cưới hỏi miền Trung gồm những gì? Cần lưu ý gì?

Thủ tục cưới hỏi miền trung

Cưới hỏi là sự kiện trọng đại đối với mỗi gia đình, vì vậy cô dâu chú rể và gia đình hai bên đều tất bật lo lắng chuẩn bị kỹ càng để có được một hôn sự trọn vẹn. Tùy vào vùng miền mà phong tục cưới hỏi khác nhau. Hôm nay hãy cùng Poxi tìm hiểu ngay thủ tục cưới hỏi miền Trung gồm những gì và những điều kiêng kỵ trong đám cưới nhé!

Thủ tục cưới hỏi miền Trung gồm những gì?

Dù lễ cưới lớn hay nhỏ, đông hay ít khách cũng cần phải chuẩn bị vô cùng kỹ lưỡng. Các thủ tục cưới hỏi miền Trung thường được làm theo hướng khá đơn giản, nhanh chóng và không câu nệ vật chất. 

Trước kia, phong tục cưới hỏi tại miền Trung có đến 6 bước (lục lễ) kéo dài xuyên suốt 3 năm. Ngày nay, việc cưới hỏi đã rút gọn đơn giản hơn nhiều, còn lại 3 bước chính đó là lễ dạm ngõ, đám hỏi và lễ cưới. 

Lễ dạm ngõ

Lễ dạm ngõ là lễ đơn giản nhất trong các thủ tục cưới hỏi miền Trung. Tuy nhiên đây là nghi thức vô cùng quan trọng và hàm chứa nhiều ý nghĩa vì đây là lần gặp mặt đầu tiên của hai bên gia đình. Lễ dạm ngõ sẽ được tiến hành khi cặp đôi đã có thời gian tìm hiểu đủ lâu và quyết định đi đến hôn nhân. Khi cặp đôi thông báo với cha mẹ hai bên và được chấp thuận thì lễ này mới diễn ra.

Thủ tục cưới hỏi miền Trung gồm những gì?

Vào giờ lành tháng tốt, bố mẹ chàng trai và người đại diện gia đình (thường là người lớn tuổi, có uy tín trong dòng họ) mang theo khay trầu và chai rượu sang nhà gái. Lúc này, hai bên gia đình sẽ trao đổi thống nhất các bước tiếp theo trong lễ cưới cho đúng phong tục tập quán vùng miền.

Lễ ăn hỏi (lễ đính hôn)

Nghi lễ thứ hai trong thủ tục cưới hỏi miền Trung là lễ ăn hỏi hay còn gọi là lễ đính hôn. Người miền Trung không quá nặng vật chất nhưng chú trọng lễ nghi. Vì vậy, lễ vật trong lễ ăn hỏi không cần cầu kỳ đắt đỏ nhưng phải đầy đủ và đúng với phong tục.

Các lễ vật cần chuẩn bị cho đám hỏi bắt buộc cần có: 

  • Mâm quả trầu cau: Bao gồm 105 quả cau tượng trưng trăm năm hạnh phúc.
  • Mâm quả trà và đôi rượu: Không những có cặp trà và rượu, trong mâm quả này còn có phong bì tiền và vàng. 
  • Bánh kem đính hôn
  • Nem chả: số lượng chẵn cặp
  • Mâm ngũ quả: kết rồng phượng cầu kỳ.

Thủ tục cưới hỏi miền Trung gồm gì?

Ngoài ra, đàn trai cần chuẩn bị một khay nhỏ đựng tiền cheo (lễ đen) để đem đến thắp hương trên bàn thờ nhà gái. Với những gia đình có điều kiện sẽ chuẩn bị thêm một khay đựng áo dài và đồ trang sức cho cô dâu. Cô dâu sẽ mặc áo dài và đeo đồ trang sức nhà trai tặng để chào họ hàng đôi bên trong lễ ăn hỏi.

Lễ cưới

Lễ cưới là nghi lễ quan trọng trong thủ tục cưới hỏi miền Trung. Trước khi vào nhà gái, nhà trai sẽ cử một người trong dòng họ mang khay rượu cùng lễ vật vào nhà để để trình giờ xin được làm lễ xin dâu. 

Đến giờ đẹp, đoàn nhà trai sẽ vào nhà gái thực hiện lễ xin dâu. Vị chủ hôn trong lễ xin dâu thường là cao niên trong dòng tộc hai bên, vợ con đầy đủ, không tật bệnh, đặc biệt không khắc tuổi với cô dâu chú rể. Nghi thức xin dâu diễn ra nhanh chóng, nhẹ nhàng. Sau đó, đoàn đưa dâu nhà gái cùng cô dâu sang nhà trai để tiến hành lễ cưới. 

Các thủ tục cưới hỏi miền Trung

Khi lễ tại nhà trai kết thúc, nhà gái ra về, cô dâu chú rể sẽ bưng khay trầu cau cùng thuốc lá đứng tiễn. Người bên đàn gái lấy một miếng trầu hoặc điếu thuốc và bỏ vào khay những đồng tiền lẻ mệnh giá từ 1.000 đến 50.000 đồng để cầu may mắn. Ba ngày sau khi cưới, cặp vợ chồng son trở về thăm nhà vợ, đây gọi là lễ phản bái hay lại mặt.

>>> Có thể bạn quan tâm: Các kiểu tóc đi đám cưới đơn giản

Những điều cần kiêng kỵ trong thủ tục cưới hỏi miền Trung

Có thể thấy thủ tục cưới hỏi Miền Trung ngày càng đơn giản, nhưng cũng có một số điều cần kiêng kỵ như

  • Phụ nữ mang thai không được vào trang trí phòng cưới của cô dâu chú rể, đặc biệt tuyệt đối không ngồi lên giường.
  • Khi chào bố mẹ để về nhà chồng thì cô dâu nên đi thẳng, không ngoáy đầu quay lại nhìn người thân. Vì điều này sẽ thể hiện việc cô dâu sẽ chuyên tâm lo việc nhà chồng và lo cho gia đình nhỏ.
  • Trên đường đưa dâu, khi đi qua ngã ba, ngã năm, ngã bảy hay qua sông, qua cầu thì đoàn đón dâu nên thả một ít tiền lẻ, gạo, muối xuống để thuận lợi trong hành trình.

Điều kiên kỵ trong lễ cưới miền Trung

  • Đội hình đưa dâu đón dâu đều cần được chọn lựa kỹ. Người đang chịu tang không được tham dự lễ đón và đưa dâu tránh đem vận rủi đến cặp đôi.

Hy vọng bài viết trên đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về thủ tục cưới hỏi miền Trung cũng như các điều cần kiêng kỵ trong lễ cưới. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

Xem thêm:

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*