Hiểu đúng tải trọng là gì, cách phân biệt tải trọng và trọng tải xe

Tải trọng xe
Tải trọng và trọng tải xe

“Trọng tải” và “tải trọng” là 2 cụm từ được sử dụng thường xuyên trong vận chuyển hàng hóa, chúng nghe có vẻ hao hao giống nhau nhưng có phải là một? Cùng tìm hiểu đáp án ngay sau đây và hiểu thêm các khái niệm tải trọng là gì, trọng tải xe là gì nhé!

Tải trọng là gì?

Ngày nay có khá nhiều định nghĩa cho thuật ngữ “tải trọng” rất dễ khiến bạn nhầm lẫn.

Hiểu một cách khoa học, tải trọng là lực, ngẫu lực từ bên ngoài tác động vào 1 vật để xem xét sức bền cơ học của vật đó. Trong vận chuyển hàng hóa xe cơ giới, tải trọng là số lượng hàng hóa hiện đang có trên xe.

Ví dụ: 1 chiếc xe tải có thiết kế chở được tối đa 5 tấn hàng, được yêu cầu chở 1 tấn sắt. Vậy tải trọng lúc này là 1 tấn.

Tải trọng là gì?
Tải trọng là gì?

Tải trọng xe là gì?

Từ định nghĩa và ví dụ trên, bạn có thể dễ dàng suy ra tải trọng xe chính là trọng lượng thực tế hàng hóa mà xe đang chở (số kg hàng hóa trên xe), không tính tài xế và nhân viên phụ xe.

Cũng theo điều 37, nghị định 15 của Chính phủ, “tải trọng” là sức tải mà nhà nước quy định cho một chiếc xe. Do đó mà trong quá trình vận chuyển hàng, đây được xem là thông số cần được xác định chính xác để tránh bị xử phạt do quá tải khi lưu thông.

Công thức: Tải trọng xe = tổng trọng tải – tự trọng xe – số người ngồi trên xe

Ý nghĩa tải trọng xe trong vận chuyển hàng hóa

Mỗi phương tiện giao thông tham gia chuyên chở hàng hóa được sản xuất để chở một mức khối lượng hàng hóa nhất định. Vì vậy, các đơn vị chức năng thường căn cứ vào thông số tải trọng xe này để xác định phương tiện có đang chở quá số lượng hàng hóa hay không để có các biện pháp xử phạt phù hợp (việc chở hàng quá tải so với thiết kế có thể gây nguy hiểm cho các phương tiện khác cùng lưu thông trên đường).

Bên cạnh đó, tải trọng xe còn mang ý nghĩa đặc biệt đối với các chủ xe trong việc đưa ra quyết định nên mua xe loại nào để phù hợp với nhu cầu sử dụng thực tế, tránh gây lãng phí.

Trọng tải xe là gì?

Trọng tải xe là con số thể hiện khả năng chuyên chở hàng hóa, số lượng người tối đa được phép vận chuyển theo đúng an toàn kỹ thuật xe được cấp phép.

Ví dụ: 1 chiếc xe tải có trọng tải là 7 tấn tức khối lượng hàng hóa lớn nhất mà xe này có thể chở được là 7 tấn.

Thông thường, con số này sẽ được thể hiện trong đăng kiểm xe cơ giới hằng năm. Đăng kiểm này được cấp bởi Cục Đăng kiểm Việt Nam nếu phương tiện giao thông đảm bảo các yếu tố về điều kiện môi trường và các yêu cầu kỹ thuật khác.

Trọng tải xe là gì?
Bạn đã biết trọng tải xe là gì?

Phân biệt giữa tải trọng và trọng tải xe

“Tải trọng” và “trọng tải” liệu có phải là một?

⇒ Hiện nay, đến cả những tài xế xe lâu năm vẫn thường xuyên nhầm lẫn về chúng.

Dựa vào 2 khái niệm trên, ta có thể dễ dàng trả lời: Tải trọng và trọng tải trong lưu thông hàng hóa hoàn toàn khác biệt nhau.

Tải trọng Trọng tải
Tổng khối lượng hàng hóa xe đang chở Tổng khối lượng hàng hóa mà 1 chiếc xe có thể chở tối đa

Đối với thông số trọng tải thì các loại xe tải sẽ được quan tâm hơn xe ô tô chở người. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều dòng xe tải đến từ các nhà sản xuất khác nhau với đa dạng trọng tải. Sự đa dạng này sẽ giúp khách hàng dễ dàng lựa chọn hơn khi có nhu cầu mua xe phục vụ cho công việc kinh doanh của mình. Dưới đây là một số loại trọng tải phổ biến:

  • Xe tải dưới 5 tấn: 1 tấn, 1.4 tấn, 1.5 tấn, 2 tấn, 2.2 tấn, 3 tấn,…
  • Xe tải dưới 10 tấn: 5 tấn, 5.5 tấn, 6 tấn, 6.5 tấn, 8 tấn,…
  • Xe tải trên 10 tấn: 15 tấn, 18 tấn,…

Hy vọng những thông tin về “tải trọng là gì” hay “trọng tải xe là gì” đã mang đến cho bạn những kiến thức hữu ích để phục vụ cho công việc kinh doanh, đặc biệt là trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa. Cảm ơn các bạn đã đón đọc bài viết!

Xem thêm thông tin về: vận chuyển hàng đi Lâm Đồngvận chuyển hàng hóa đi Campuchia

 

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*