Reverse Logistics là gì? Thông tin cơ bản Reverse Logistics

Reverse Logistics là gì
Thông tin cơ bản Reverse Logistics

Reverse Logistics là một khái niệm khá mới mẻ trong lĩnh vực Logistics, mang lại nhiều lợi ích vượt trội mà doanh nghiệp không nên bỏ qua. Vậy Reverse Logistics là gì và đóng vai trò như thế nào trong hiệu quả kinh doanh? Tìm hiểu ngay!

Reverse Logistics là gì?

Reverse Logistics, còn gọi là Logistics ngược hay Logistics thu hồi, là quá trình lập kế hoạch, thực hiện và kiểm soát dòng chảy của nguyên liệu, bán thành phẩm và thông tin có liên quan từ điểm tiêu thụ đến điểm xuất xứ nhằm mục đích thu hồi lại giá trị hoặc xử lý một cách thích hợp.

Cụ thể hơn, bạn có thể hình dung hình thức Logistics này từ hoạt động thu hồi hàng hóa.

Ngày nay, các doanh nghiệp thường thu hồi hàng hóa bởi một số nguyên nhân sau đây:

  • Thu hồi các dòng sản phẩm không bán được.
  • Thu hồi các sản phẩm lỗi hay không đạt chất lượng.
  • Thu hồi sản phẩm để thay đổi bao bì,…

Khi đó, Reverse Logistics sẽ giúp doanh nghiệp thu hồi hàng một cách nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, chi phí,… trong thị trường kinh doanh đang cạnh tranh khốc liệt hiện nay.

Bạn đã biết Reverse Logistics là gì?
Reverse Logistics là gì?

Vai trò Reverse Logistics trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp

Trong chuỗi cung ứng, hoạt động Logistics quyết định đến sự thành công của rất nhiều yếu tố: chất lượng hàng hóa, giá cả, vòng đời sản phẩm, giao nhận hàng, rủi ro do hàng hóa bị hỏng,… Do vậy mà hầu hết các doanh nghiệp hiện nay đều tập trung đầu tư cho Logistics với mong muốn giảm chi phí và nhận được mức lợi nhuận cao nhất.

Với hoạt động Logistics, Reverse Logistics đóng vai trò là một cách để giảm được chi phí, tăng doanh thu và nâng cao dịch vụ khách hàng, từ đó giúp công ty giành được lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Cụ thể như sau:

  • Logistics ngược kết hợp cùng Logistics xuôi tạo sự thông suốt cho dòng chảy hàng hóa: Không phải 100% lượng sản phẩm được tung ra thị trường thông qua quá trình Logistics xuôi đều đạt yêu cầu. Thực tế chứng minh đã có rất nhiều công ty lớn có nhỏ có công khai thông tin lỗi sản phẩm từ nhà sản xuất và cần phải thu hồi. Khi đó, quá trình Logistics ngược sẽ giúp việc thu hồi diễn ra nhanh hơn và đưa chúng quay lại thị trường một cách kịp thời nhất.
  • Reverse Logistics giúp nâng cao dịch vụ khách hàng của công ty: Mặc dù nhận sản phẩm lỗi nhưng nếu doanh nghiệp có chính sách thu hồi tốt cùng hình thức truyền thông phù hợp sẽ làm hài lòng khách hàng, mang lại lợi thế cạnh tranh cho thương hiệu.
  • Tiết kiệm chi phí: Khi thu hồi hàng hóa, chi phí về vận chuyển, sửa chữa sản phẩm,… sẽ tăng lên. Tuy nhiên, bù lại đó, nếu thực hiện tốt Reverse Logistics, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được các khoản chi phí khác, chẳng hạn như chi phí nguyên vật liệu, chi phí bao bì do tái sử dụng bao bì nhiều lần,… và bán được lại sản phẩm làm tăng doanh thu.
  • Logistics thu hồi còn bảo vệ môi trường: Những sản phẩm cũ, lỗi được thu hồi và xử lý đúng cách giúp hạn chế các tác động xấu đến môi trường đang báo động hiện nay.

Sự khác nhau giữa Logistics ngược và Logistics xuôi

Logistics ngược và Logistics xuôi
Sự khác nhau giữa Logistics ngược và Logistics xuôi

 

Logistics xuôi Logistics ngược
●       Dự báo đơn giản. ●       Rất khó để dự báo.
●       Sản phẩm có chất lượng đồng đều. ●       Chất lượng sản phẩm không đồng nhất.
●       Vận chuyển từ 1 đến nhiều điểm (điểm sản xuất đến các điểm bán). ●       Vận chuyển từ nhiều điểm về 1 điểm (các điểm bán về điểm sản xuất).
●       Giá cả đồng nhất. ●       Giá phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
●       Tốc độ được đánh giá là quan trọng. ●       Tốc độ thường không ưu tiên.
●       Có thể theo dõi chặt chẽ chi phí. ●       Chi phí khó kiểm soát.
●       Bao bì hàng hóa tiêu chuẩn, nguyên vẹn. ●       Bao bì thường bị phá hủy, không còn nguyên vẹn.
●       Trách nhiệm, quyền sở hữu được phân định rõ ràng. ●       Có sự mâu thuẫn trong phân định trách nhiệm, quyền sở.

Giới thiệu quy trình Reverse Logistics

  • Bước 1: Tập hợp

Thực hiện các hoạt động để thu hồi những sản phẩm lỗi, không bán được hay cần nâng cấp từ các điểm bán về điểm phục hồi (thường là nhà sản xuất hay nhà phân phối).

  • Bước 2: Kiểm tra

Tại điểm phục hồi, các sản phẩm đã thu về sẽ được kiểm tra, chọn lọc và phân loại. Đây là căn cứ quan trọng để xác định cần làm gì cho quá trình tiếp theo.

  • Bước 3: Xử lý

Căn cứ vào mục đích thu hồi và kiểm tra sản phẩm ở bước 2, doanh nghiệp tiến hành xử lý sản phẩm như phục hồi làm mới, tái sử dụng trực tiếp, tiêu hủy,…

  • Bước 4: Phân phối lại thị trường

Hoạt động Logistics phân phối lại các sản phẩm đã phục hồi vào thị trường, tiếp tục quá trình kinh doanh nhằm tăng doanh thu.

Với bài viết Reverse Logistics là gì trên đây, có thể thấy được Logistics ngược là một bộ phận quan trọng không thể thiếu trong hệ thống quản lý chuỗi cung ứng mà các doanh nghiệp cần quan tâm, đầu tư. Ngoài ra, nó còn được xem là một yếu tố cạnh tranh giữa các doanh nghiệp nhằm chiếm được lòng tin của khách hàng trong thời đại công nghiệp phát triển hiện nay.

Bạn có thể xem thêm:

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*