Thuế giá trị gia tăng là gì? Đối tượng nào phải chịu thuế?

Thuế VAT
Thuế giá trị gia tăng và các vấn đề liên quan

Khi bạn mua hàng tại siêu thị hay sử dụng dịch vụ ăn uống tại các nhà hàng, trên hóa đơn thường thể hiện phần thuế giá trị gia tăng cần trả. Vậy thuế giá trị gia tăng là gì? Người nào phải chịu khoản này?

Thuế giá trị gia tăng là gì?

Theo điều 2, luật Thuế giá trị gia tăng 2008 có định nghĩa như sau:

Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng”.

Thuế giá trị gia tăng là gì?
Bạn đã biết thuế giá trị gia tăng là gì?

Từ đó, có thể hiểu, thuế giá trị gia tăng chỉ áp dụng với phần giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ chứ không phải đánh trên toàn bộ giá trị.

Trên thực tế, thuế giá trị gia tăng đã được cộng trực tiếp vào giá bán hàng hóa, dịch vụ và do người tiêu dùng chi trả mặc dù người nộp thuế cho Nhà nước lại là đơn vị sản xuất, kinh doanh.

Vai trò của thuế giá trị gia tăng trong đời sống

  • Thuế giá trị gia tăng là một trong những khoản thu quan trọng của ngân sách Nhà nước, cùng với các loại thuế khác tạo nguồn thu lớn, ổn định để duy trì hoạt động và phục vụ các công tác xã hội.
  • Đây còn được xem là yếu tố điều tiết thu nhập của tổ chức, cá nhân tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ.
  • Tạo động lực xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ, thúc đẩy việc thực hiện chế độ hạch toán, sử dụng hóa đơn
  • Ngoài ra, việc khấu trừ thuế đầu vào còn có tác dụng khuyến khích đầu tư máy móc, trang thiết bị hiện đại trong sản xuất để cho ra các sản phẩm, dịch vụ chất lượng cao.

Đặc điểm của thuế giá trị gia tăng

  • Thuế giá trị gia tăng là loại thuế gián thu: Người tiêu dùng sẽ là người chịu thuế, người nộp thuế là các tổ chức sản xuất/cung cấp hàng hóa, dịch vụ.
  • Đối tượng chịu thuế rất lớn: Hầu hết mọi đối tượng đang lưu thông trên thị trường đều phải chịu thuế giá trị gia tăng. Việc đánh thuế như vậy thể hiện sự công bằng xã hội. Ngoài ra, với các trường hợp cần khuyến khích tiêu dùng, Nhà nước sẽ áp dụng mức thuế thấp hoặc thậm chí là không đánh thuế để tăng sức mua.
  • Loại thuế này chỉ đánh trên phần giá trị tăng thêm: Từ sản xuất đến lưu thông và tiêu dùng, thuế giá trị gia tăng chỉ đánh vào giá trị tăng thêm chứ không phải toàn bộ giá trị hàng hóa, dịch vụ.
  • Số thuế phải nộp ở mỗi giai đoạn là khác nhau: Thuế giá trị gia tăng đánh ở tất cả các giai đoạn với con số khác nhau. Tổng số thuế nộp ở các giai đoạn chính là số thuế cuối cùng tính trên tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ và người tiêu dùng sẽ phải gánh chịu.
Thuế giá trị gia tăng
Đặc điểm của thuế giá trị gia tăng

Đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng

Theo thông tư 219/2013/TT-BTC, các đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng là hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng ở nước ta, bao gồm cả hàng hóa, dịch vụ mua của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài. Tuy nhiên nó sẽ loại trừ các đối tượng không chịu thuế GTGT cũng được hướng dẫn theo một số văn bản pháp luật khác.

Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng bạn nên biết

  • Phương pháp khấu trừ thuế giá trị gia tăng:

Số thuế phải nộp = Số thuế GTGT đầu ra – Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ.

  • Phương pháp trực tiếp:

Số thuế GTGT phải nộp trên giá trị gia tăng = Tỷ lệ % * Doanh thu

Trên đây là những thông tin cơ bản về khái niệm thuế giá trị gia tăng là gì và các vấn đề xoay quanh nó. Một số người thường nghĩ thuế giá trị gia tăng là do doanh nghiệp sản xuất chịu là không đúng. Chúng tôi xin nhắc lại, thuế giá trị gia tăng là do người tiêu dùng chịu, các doanh nghiệp sẽ có trách nhiệm nộp cho nhà nước.

Cảm ơn các bạn đã đón đọc bài viết!

*** Xem thêm: Dịch vụ kế toán thuế

*** Đơn vị hỗ trợ: Hoàn Cầu Office

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*