Doanh thu chính là dữ liệu quan trọng trong tất cả các báo cáo kinh doanh của một doanh nghiệp và được thể hiện dưới dạng nhiều hình thức khác nhau. Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về doanh thu thuần, một giá trị của doanh thu để xem doanh thu thuần là gì và cách tính như thế nào?
Mục Lục
Doanh thu thuần là gì?
Doanh thu thuần, tiếng Anh gọi là Net Revenue, là khoản tiền một doanh nghiệp thu được từ việc bán hàng hóa dịch vụ sau khi khấu trừ các loại thuế theo quy định của nhà nước như xuất nhập khẩu, tiêu thụ đặc biệt,… và các loại giảm giá.
Ví dụ: Một đơn hàng bán được 5 sản phẩm A, mỗi sản phẩm có giá 50.000đ. Nhân dịp lễ cửa hàng đang thực hiện giảm giá 10% trên tổng hóa đơn. Khi đó, doanh thu thuần được tính như sau:
5 * 50.000 – (10% * 5 * 50.000) = 250.000 – 25.000 = 225.000 đồng.
Ý nghĩa của doanh thu thuần
Đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, doanh thu thuần có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với quá trình hoạt động và sự phát triển. Thông qua số liệu về doanh thu thuần, chủ doanh nghiệp sẽ xác định được tình hình tiêu thụ sản phẩm, khoản thực thu công ty thu về được và lợi nhuận trước – sau thuế để có những điều chỉnh phù hợp.
Những yếu tố nào chi phối đến doanh thu thuần?
Yếu tố chi phối | Chi tiết |
Giá thành sản phẩm, dịch vụ | Khi giá tăng, các điều kiện khác không đổi thì doanh thu thuần của sản phẩm đó cũng sẽ tăng và ngược lại. |
Chất lượng | Chất lượng của hàng hóa, dịch vụ là một trong những yếu tố quyết định đến doanh thu nói chung và doanh thu thuần nói riêng. Một sản phẩm có chất lượng tốt, được khách hàng đánh giá cao thì số lượng sản phẩm bán được sẽ nhiều hơn. |
Khối lượng sản phẩm | Dựa theo quan hệ cung cầu, nếu doanh nghiệp sản xuất ít nhưng nhu cầu thị trường lại cao thì sẽ giúp doanh thu thuần tăng (khi đó giá bán tăng). Ngược lại, nhu cầu tiêu thụ thấp nhưng doanh nghiệp lại sản xuất quá nhiều khiến cho tồn kho tăng làm giảm doanh thu thuần. |
Tỷ lệ sản phẩm | Được hiểu là tỷ lệ giá trị của một loại hàng hóa trên tổng giá trị hàng của một doanh nghiệp được sản xuất, kinh doanh trong cùng một thời kỳ. Khi tỷ lệ này thay đổi, doanh thu cũng sẽ thay đổi. |
Nhu cầu của thị trường | Việc nghiên cứu, đánh giá đúng nhu cầu của thị trường tiêu thụ sẽ giúp việc bán hàng hóa, dịch vụ được tối ưu hơn, từ đó tăng lượng doanh thu thuần. |
Chính sách bán hàng | Cùng với chất lượng hàng hóa và giá cả thì chính sách bán hàng cũng là một công cụ giúp doanh nghiệp hỗ trợ tối đa trong việc đưa sản phẩm ra thị trường và đến gần với người tiêu dùng hơn. Do vậy mà các doanh nghiệp hiện nay đều chú trọng xây dựng chính sách bán hàng phù hợp nhất với các tập khách hàng mục tiêu của sản phẩm. |
Cách tính doanh thu thuần
Công thức chung: Doanh thu thuần = Doanh thu tổng thể của doanh nghiệp – Các khoản giảm trừ doanh thu.
Trong đó:
- Doanh thu tổng thể là doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ
- Các khoản giảm trừ (Thuế: thuế xuất khẩu, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt; chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại…).
Chi tiết: Doanh thu thuần = Doanh thu tổng thể của doanh nghiệp – Chiết khấu bán hàng – Hàng bán bị trả lại – Giảm giá hàng bán – Thuế gián thu.
Doanh thu thuần, doanh thu và lợi nhuận khác nhau như thế nào?
Doanh thu | Doanh thu thuần | Lợi nhuận |
Tổng giá trị thu được từ hoạt động bán hàng hóa, dịch vụ của tổ chức hay cá nhân. | Khoản tiền mà doanh nghiệp, cá nhân nhận về từ việc bán hàng hóa và dịch vụ đã được khấu trừ các loại thuế, các khoản giảm trừ. | Khoản chênh lệch giữa tổng doanh thu trừ đi chi phí (bao gồm giá vốn hàng bán, chi phí tài chính, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí thuế TNDN). |
Doanh thu = Tổng giá trị sản phẩm, dịch vụ * đơn giá + các khoản thu khác. | Doanh thu thuần = Doanh thu tổng thể của doanh nghiệp – Chiết khấu bán hàng – Hàng bán bị trả lại – Giảm giá hàng bán – Thuế gián thu. | Lợi nhuận trước thuế = Doanh thu thuần – Các khoản giá vốn bán hàng, chi phí bán hàng, chi phí doanh nghiệp.
Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận trước thuế – Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp cho ngân sách nhà nước trong kỳ.
|
Thông qua bài viết doanh thu thuần là gì mà chúng tôi đã chia sẻ trên đây, hy vọng bạn đã hiểu khái niệm của nó và phân biệt được doanh thu, doanh thu thuần và lợi nhuận để đọc các báo cáo tài chính cho chính xác.
*** Xem thêm các thông tin pháp luật: Thay đổi địa chỉ kinh doanh
*** Đơn vị thực hiện: Hoàn Cầu
Để lại một phản hồi