Silo là gì? Cách xây dựng cấu trúc silo cho wesbite hiệu quả?

Cấu trúc Silo là gì?

Trong quá trình thực hiện SEO, chắc hẳn chúng ta đôi khi cảm thấy rối rắm bởi việc phải làm sao để tổ chức nội dung một cách khoa học, giúp người dùng tìm kiếm thông tin dễ dàng hơn. Vì vậy, nhiều người thường nhắc đến khái niệm silo như một dạng cấu trúc website hỗ trợ đắc lực cho quá trình SEO. Vậy silo là gì? Làm cách nào để xây dựng cấu trúc này một cách hiệu quả. Hãy cùng tôi tìm hiểu qua bài viết bên dưới.

Silo là gì?

Trong đời sống, silo được hiểu là một loại thùng dùng để chứa thực phẩm khô như: lúa, gạo, khoai sắn,… và được những người nông dân phân loại ra thành nhiều thùng riêng biệt. Tương tự, trong SEO, silo là việc cấu trúc các trang, liên kết thành các nhóm, chủ đề có nội dung liên quan. Điều này giúp cho người làm SEO phân cấp chủ đề rõ ràng hơn và tạo nên sự chuyên sâu cho nội dung.

Cấu trúc silo

Phân loại cấu trúc silo

Thông thường, có 2 loại silo được sử dụng để cấu trúc website

Silo vật lý

Đây là dạng dễ nhận thấy nhất. Trong đó, các nhân tố tạo thành silo vật lý là danh mục và URL. Thông qua địa chỉ URL của trang web, người dùng cũng có thể hiểu được trang này đang tập trung vào vấn đề gì.

Ví dụ xem URL bên dưới: https://gobranding.com.vn/category/blog/seo-and-google/

Ta có thể thấy nội dung mà website muốn giới thiệu là những kiến thức về SEO và Google. Tại đây sẽ có rất nhiều bài viết có cùng chủ đề được đăng lên giúp người đọc dễ dàng tìm kiếm.

Silo ảo

Khác với silo vật lý, Silo ảo không thể nhìn thấy bằng mắt thường bởi nó được xây dựng bằng các liên kết nội bộ (Internal Link). Nó được thực hiện để kết nối các trang với nhau và tăng sức mạnh cho trang chính.

cấu trúc silo chuẩn seo

Nếu silo vật lý yêu cầu các trang cùng chủ đề phải nằm trong một thư mục, thì silo ảo lại được tạo thành từ các siêu liên kết giữa các trang liên quan đến chủ đề. Đối với những người làm SEO, Silo ảo có hiệu quả tức thì ngay cả khi không có các silo vật lý bởi vì Google thu thập thông tin của trang web thông qua các liên kết.

Các bước tạo cấu trúc silo chuẩn SEO

Bước 1: Xác định chủ đề cốt lõi của website

Điều đầu tiên, bạn cần phải xác định được chủ đề chính mà website đang muốn hướng tới. Thông qua đó, xác định lộ trình rõ ràng để có hướng đi phù hợp. Công việc này có thể thực hiện thông qua cấu trúc website của bạn. Hãy xác định xem trong tổng các domain đã có những từ khóa nào lên top nhiều để có thể hiểu được Google đang cho rằng website của bạn nói về chủ đề gì. 

Ngoài ra, có thể xem xét đối thủ cạnh tranh đang xây dựng website theo cấu trúc như thế nào, họ tối ưu ra sao, viết content về nội dung gì,… Để từ đó làm cho website của bản thân tốt hơn.

Hãy đặt câu hỏi rằng: Người dùng đọng lại được gì khi nhắc đến website hay thương hiệu của bạn? Đó chính là yếu tố cốt lõi giúp ta xác định được rằng bản thân có đang đi đúng hướng hay không.

các bước xây dựng silo

Ví dụ:

Gobranding- nơi cung cấp dịch vụ Marketing Online cho website của bạn

Top CV- tạo CV việc làm Online chất lượng

Bước 2: Xác định chủ đề bổ trợ cho chủ đề cốt lõi

Sau khi đã tìm được chủ đề cốt lõi, ta bắt tay vào cấu trúc những chủ đề nhỏ hơn gọi là chủ đề bổ trợ. Trước tiên, hãy đặt cho bản thân những câu hỏi dưới đây để bắt đầu tìm chủ đề:

  • Sản phẩm chính mà bạn kinh doanh là gì?
  • Sản phẩm đem đến lợi ích gì cho khách hàng?
  • Khách hàng tiềm năng mà bạn muốn hướng tới là ai?
  • Mọi người thường nói vì về những sản phẩm này?

Khi hiểu rõ những vấn đề trên chắc chắn bạn sẽ tìm được một danh sách cho riêng mình. Ngoài ra bạn có thể tìm chủ đề thông qua nghiên cứu từ khoá. Một số công cụ hỗ trợ tôi gợi ý cho bạn là Google Keyword Planner, Ahrefs, SEMrush,… Đây là những công cụ vô cùng bổ ích nếu bạn biết tận dụng nó tốt.

Bước 3: Thiết kế mô hình Silo

Để việc thiết kế được dễ dàng hơn hãy hình dung nó và sử dụng một vài công cụ hỗ trợ để thực hiện. Có thể dùng các flowchart đơn giản hoặc Microsoft cũng có thể giúp bạn làm công việc này. Bạn có thể hình dung qua sơ đồ mẫu bên dưới.

Xây dựng cấu trúc silo

Bước 4: Xây dựng silo vật lý

Như đã nói ở trên, silo vật lý được hình thành từ danh mục và URL. Vì vậy, trước tiên ta cần các content có liên quan với nhau gộp lại thành một chủ đề.

Ví dụ:

GUMAC là 1 cửa hàng chuyên cung cấp các loại quần áo được thiết kế may sẵn. Sản phẩm kinh doanh đa dạng từ váy đầm, thời trang nam, thời trang trẻ em,… Giả sử bạn muốn tìm kiếm sản phẩm dành cho trẻ em thì cấu trúc URL là: gumac.vn/thoi-trang/quan ao tre em/

Bước 5: Xây dựng silo ảo

Đối với các trang web lớn thì việc tạo silo vật lý tốn khá nhiều thời gian và công sức. Vì vậy silo ảo được xem là một cách thay thế hữu ích. Lưu ý rằng tất cả các trang phải liên kết đến trang đích đồng thời cũng liên kết đến những trang hỗ trợ khác.

Bước 6: Cấu trúc nội dung toàn diện

Content luôn được xem là nhân tố vô cùng quan trọng đối với website. Nội dung càng tốt, càng chuyên sâu thì sẽ càng thu hút nhiều người đọc. Đồng thời, nội dung hướng về cùng chủ đề khiến họ nghĩ rằng chúng ta là chuyên gia trong lĩnh vực này. Phải thực hiện content một cách đồng bộ, phải thống nhất cả về mặt nội dung, hình ảnh và video. 

Mong rằng với những nội dung trên các bạn đã hiểu được phần nào về khái niệm của silo và cách thực hiện cấu trúc silo hiệu quả. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết của chúng tôi. Nếu có thắc mắc hãy liên hệ, đội ngũ hỗ trợ sẽ giải đáp giúp các bạn. 

Tìm hiểu ngay: https://gobranding.com.vn/dich-vu-seo/

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*