Chào quý phụ huynh và học sinh, trong bài viết này, mình không nói đến công nghệ, nói đến những ngành nghề sẽ hot trong cuộc cách mạng sắp tới. Mình sẽ nói đến một nghề gắn với thiên nhiên, biển đảo. Nghề nuôi tôm hùm!
Mục Lục
Nghề nuôi tôm hùm
Nuôi tôm hùm là một nghề dành được nhiều sự quan tâm và tìm hiểu từ nhiều người. Trước tiên, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu sơ bộ về nghề nuôi tôm hùm nhé.
Nghề nuôi tôm hùm là gì ?
Thật ra, cái tên cũng đã nói lên tất cả. Ngư dân làm nghề nuôi tôm hùm sẽ nhập hoặc mua con tôm giống về, nuôi trong các lồng, bè trên các vùng vịnh, đầm hoặc vùng biển mở. Khi tôm lớn và đạt đủ ký, ngư dân sẽ xuất bán để thu về lợi nhuận cho mình.
Nguồn gốc nghề nuôi tôm hùm
Theo wikipedia, những con tôm hùm giống đầu tiên đã được thả nuôi tại vùng biển Khánh Hòa…. “Đến nay, nghề nuôi tôm hùm đã trở thành ngành kinh tế 100 triệu độ.” – Theo Wikipedia.
Ngay xưa, đa số những hộ dân sống ven biển, do không có đất trồng trọt, chỉ có thể làm nghề ngư dân. Một số nơi vì quá nghèo khó mà nhiều người bỏ xứ vô thành phố làm ăn hoặc đi xuất khẩu lao động.
Nay, nhờ con tôm hùm mà cuộc sống của một số ngư dân đã trở nên khấm khá và tốt hơn. Bộ mặt của một số làng chài ven biển cũng đã thay đổi.
Thu nhập nghề nuôi tôm hùm
Một đặc thù cơ bản về thu nhập của những ai làm nghề nông, ngư dân. Đó là tiền công, thu nhập không tính theo tháng mà tính theo mùa vụ. Con tôm giống được người dân đem nuôi. Nuôi lớn, được thương lái đến mua. Lúc ấy, người mới nhận được tiền.
Giá tôm hùm hiện tại (khoảng năm 2020) là khoảng 700/kg. Mà một con tôm hùm sau 20 tháng nuôi có thể đạt 2kg – 3kg. Nghề này đã giúp một số hộ dân thu nhập tiền tỷ mỗi năm, họ tầm trung thì thu nhập 500 – 700 triệu đồng. Con đại trà là tầm vài trăm triệu đồng.
Vì thế, không khó để có thể nhận thấy là ngày càng có nhiều hộ nuôi tôm hùm. Số lượng lồng bè đã tăng lên đáng kể, vượt qua cả quy hoạch của tỉnh. Dẫn đến nhiều rủi ro như dịch bệnh cho tôm, ô nhiễm nguồn nước.
Những tố chất cần có để làm nghề này
Khi làm nghề nuôi tôm hùm, bạn đã trở thành một ngư dân. Cuộc sống của bạn sẽ gắn với nắng, với gió, với nước biển mặn mòi.
Bạn phải chấp nhận rằng đây là một công việc dãi dầu sương nắng, gắn bó với biển cả, thiên nhiên. Bạn phải dùng tay nhiều hơn. Dụng cụ làm việc hằng ngày là ghe, thuyền, biển chứ không phải là máy tinh, laptop, phòng máy lạnh. Bạn tiếp xúc hằng ngày với những người thương lái, những tài xế chở thức ăn, những ngư dân khác trong bộ đồ bình dị chứ không phải là những chàng trai, cô gái trong những bộ cánh phẳng phiu, thẳng tắp.
Đã làm nông, lâm hay ngư nghiệp thì phải phụ thuộc nhiều vào môi trường, thời tiết. Làm ăn cũng phải có lúc được, lúc mất. Do đó, bạn phải yêu nghề, tận tâm, kiên trì và kiên cường.
Những thuận lợi, thách thức và khó khăn có thể phải đối mặt nếu làm nghề nuôi tôm hùm
Thuận lợi
Nếu bạn là một con người con của biển, sống gần với đại dương. Vùng biển nơi bạn sống còn có nhiều tiềm năng, bạn sẽ có nhiều lợi thế khi làm nghề này.
Tuy nhiên, nếu bạn sống sâu trong đất liền và muốn tìm hiểu về nghề này, hãy thử một lần dấn thân đi tìm hiểu nhé.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đang có kế hoạch phát triển nghề nuôi tôm hùm trở thành mặt hàng xuất khẩu trọng điểm của cả nước.
Khó khăn và thách thức
Nghề nuôi tôm hùm tuy mang lại lợi nhuận cao nhưng cũng mang đến thật nhiều thách thức. Không có cái gì là dễ dàng cả!
- Phụ thuộc con giống: Hiện nay, việc tạo ra con giống phục vẫn chưa đủ để đáp ứng nhu cầu nuôi của mọi người. Ở một số địa phương, con giống vẫn phải bắt từ ngoài tự nhiên, sau đó đem về nuôi. Và số lượng con giống ngoài tự nhiên thì đang dần cạn kiệt.
- Bệnh: Kỹ thuật Thú y chưa thực sự phát triển. Một số bệnh như bệnh sữa của tôm hùm, con tôm mắc phải là coi như cầm chắc phận nổi lềnh bềnh mặt nước.
- Số lượng lồng bè tăng nhanh, người dân làm ăn tự phát: Vì lợi nhuận cao, vì cuộc sống của người dân còn nhiều khó khăn.
- Nguồn nước ô nhiễm: Chăn nuôi tôm hùm thì chắc chắn sẽ có chất thải từ những con tôm và từ xác của hải sản thức ăn cho tôm. Tôm hùm được nuôi ngày càng nhiều, mật độ lồng, bè ngày càng dày đặc, dẫn đến lượng chất thải sẽ nhiều hơn.
Tôm thường được nuôi trong đầm, vịnh, sự trao đổi nước giữa biển và đầm Vịnh diễn ra không nhiều. Dẫn đến lượng nước không được trung hòa, lọc rửa. Nếu có ô nhiễm cũng rất lâu hết.
Nước biển bị ô nhiễm thì dễ dẫn đến dịch bệnh cho tôm. Đã có nhiều trường hợp tôm chết hàng loạt do nước biển bị ô nhiễm.
Những địa phương, tỉnh có nuôi tôm hùm
Theo kế hoạch của Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn, việc phát triển sản xuất, xuất khẩu tôm hùm dự kiến sẽ triển khai trong chín tỉnh, thành phố ven biển: Quảng Bình, Ðà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Ðịnh, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận. Địa điểm nuôi thường là các vịnh, các đầm lặng sóng. Cụ thể như sau:
- Bình Thuận có nghề nuôi tôm hùm ở xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong.
- Ninh Thuận có nghề nuôi tôm hùm ở xã Vĩnh Hải, Mỹ Tân, Thanh Hải.
- Khánh Hòa có nghề nuôi tôm hùm ở đảo Bình Ba.
- Phú Yên có nghề nuôi tôm hùm ở vịnh Xuân Đài, đầm Cù Mông thị xã Sông Cầu.
- Bình Định có nghề nuôi tôm hùm ở xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn.
- Quảng Ngãi có nghề nuôi tôm hùm ở Lý Sơn
Đôi điều nhắn nhủ về nghề nuôi tôm hùm
Nguồn cá biển hải sản ngày càng ít đi, bà con ngư dân ven biển ngày càng ít đi kế sinh nhai, vì thế một số phải dần chuyển qua nghề nuôi tôm hùm.
Nếu có dịp, hãy một lần về miền Trung nắng gió mặn mòi để tận mắt chứng kiến nghề tôm hùm.
Nếu bạn thật sự yêu biển, yêu công việc chăn nuôi, không ngại làm việc nặng nhọc,… hãy thử sức với công việc này nhé.
- Tham khảo thêm về những bài viết hướng nghiệp khác tại đây!
- Tìm hiểu thêm về những bài viết hữu ích khác tại website: thptchuyensonla.edu.vn
Trên đây là thông tin về Nghề nuôi tôm hùm – Nghề đổi đời cho nhiều làng chài ven biển mà chúng tôi đã mang đến cho bạn đọc. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy nhanh chóng liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ nhé. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết.
Xem thêm:
Để lại một phản hồi