Do nhầm lẫn triệu chứng của cúm A và cúm B nên nhiều bệnh nhân có tâm lý chủ quan, không xử trí bệnh đúng cách và kịp thời. Từ đó dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, khiến bệnh lây lan và bùng phát thành dịch. Dưới đây là những đặc điểm khác nhau để phân biệt cúm A và cúm B mà bạn cần phải biết để kịp thời phòng tránh biến chứng bệnh.
Mục Lục
Cúm là gì?
Cúm là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do nhiều loại virus gây ra, có khả năng lây lan nhanh. Cúm nói chung xuất phát từ virus influenza và thông qua mắt, mũi, miệng và chúng có thể tấn công hệ hô hấp. Triệu chứng điển hình các bệnh nhân thường gặp gồm sổ mũi, đau họng, ho, đau nhức cơ, nhức đầu, sốt. Có hai loại cúm chính là cúm A và cúm B gây dịch bệnh theo mùa.
Phân biệt cúm A và cúm B
Cúm A còn có tên gọi là cúm gia cầm vì nó có thể lây từ gia cầm sang con người và tìm thấy nhiều ở người, chim và lợn. Đây là loại virus có mức độ nguy hiểm cao nhất trong các loại cúm, nếu không được điều trị đúng cách có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng. Cúm A đã từng gây nên đại dịch chết chóc cho rất nhiều người. Đến giờ, loại virus cúm này vẫn thường bùng phát thành dịch hàng năm và có thể tấn công bất kỳ người bệnh ở lứa tuổi nào.
Ngoài cúm A, loại cúm thứ 2 cũng hay gặp phải là cúm B nhưng triệu chứng ít nghiêm trọng hơn. Tuy mức độ nguy hiểm không bằng cúm A nhưng nếu không được điều trị kịp thời thì cúm B cũng có thể gây nên những tác động tiêu cực đến sức khỏe.
Phân biệt cúm A và cúm B dựa trên các chủng của chúng
Virus cúm A có tất cả 16 kháng nguyên H và 9 loại kháng nguyên N. Nó có khả năng chuyển đổi các kháng nguyên này với nhau để tạo ra một chủng cúm A mới. Virus cúm A thường thay đổi và thường gây ra dịch lớn như: cúm A H1N1 làm 40 triệu người chết năm 1918, cúm A H2N2 năm 1957 và cúm A H3N2 năm 1968.
Ngược lại, virus cúm B chỉ có duy nhất một chủng gây bệnh chia thành 2 dòng là cúm B/Victoria và cúm B/Yamagata. Chúng có thể lây truyền quanh năm và tạo thành dịch theo mùa. Khả năng biến đổi của cúm B ít hơn so với cúm A và dường như bản chất kháng nguyên của nó không thay đổi.
Phân biệt cúm A và cúm B dựa trên khả năng lây lan
- Cúm A
Hình thức lây truyền của cúm A là từ gia cầm sang người và từ người sang người. Virus cúm có thể xâm nhập vào cơ thể chúng ta thông qua giọt bắn và đường hô hấp. Chỉ qua những cái chạm tay vào mũi, mắt, miệng sau khi tiếp xúc với người bệnh hoặc đồ vật nhiễm virus cũng có thể bị mắc.
Mặc dù phần lớn những bệnh nhân mắc cúm A đều nhanh khỏi và cũng được đánh giá là lành tính. Tuy nhiên, đây cũng là loại virus cúm khó kiểm soát, dễ gây biến chứng ở những bệnh nhân có sức đề kháng kém, đặc biệt bà bầu và người có bệnh nền hoặc trẻ bị nhiễm cúm A rất nguy hiểm.
- Cúm B
Đây là loại cúm có thể lây lan từ người sang người, tuy nhiên ít có nguy cơ bùng phát thành dịch như cúm A. Đa số cúm B được đánh giá là lành tính. Người nhiễm cúm B thông thường chỉ cần nghỉ ngơi vài ngày và bổ sung đầy đủ dinh dưỡng là sẽ khỏi bệnh. Lưu ý người có bệnh nền cũng không nên chủ quan với cúm B.
Các triệu chứng thường gặp khi mắc cúm A và cúm B
Biểu hiện thường gặp
Thông thường thì bệnh nhân nhiễm cúm A sẽ có biểu hiện nặng hơn, sau khoảng 1-3 ngày kể từ ngày nhiễm virus sẽ xuất hiện các triệu chứng bao gồm:
- Ho, viêm họng
- Uể oải, cơ thể mệt mỏi
- Hắt hơi sổ mũi, chảy nước mũi
- Đau nhức cơ.
Tuy rằng các biểu hiện trên không quá nghiêm trọng nhưng nếu không được điều trị sớm cũng có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm. Đặc biệt là ở những bệnh nhân hen suyễn, khi bị cúm biểu hiện sẽ nặng hơn rất nhiều, có thể kích hoạt một cơn hen cấp tính nghiêm trọng.
Các biến chứng khi mắc cúm A và cúm B
Cúm B cũng có khả năng gây ra biến chứng nhưng hiếm gặp và ít nghiêm trọng hơn so với cúm A. Những biến chứng gặp phải như:
- Biến chứng tim mạch: suy tuần hoàn, viêm cơ tim,…
- Biến chứng thần kinh: viêm não tủy, viêm màng não,…
- Đối với phụ nữ mang thai: nguy cơ dị tật thai nhi, sảy thai
- Đối với trẻ nhỏ: nhiễm độc thần kinh, viêm tai.
Khi nào nên đến khám bác sĩ?
Thông thường, triệu chứng cúm B có thể kéo dài từ vài ngày đến 2 tuần và bệnh có thể hoàn toàn khỏi sau 7 ngày. Tuy nhiên, bạn cần biết cảm uống thuốc gì để làm nhẹ triệu chứng tại nhà và sau đó áp dụng thêm những biện pháp sau đây:
- Uống nước nhiều để ngăn ngừa mất nước
- Bổ sung nhiều vitamin C
- Nghỉ ngơi nhiều
Tuy nhiên, hãy thăm khám với bác sĩ ngay lập tức nếu xuất hiện các triệu chứng cúm B nghiêm trọng sau đây:
- Đau tức ngực dữ dội
- Khó thở
- Sốt cao lên tới 41ºC
- Co giật
- Nôn mửa dữ dội hoặc kéo dài
- Chóng mặt nghiêm trọng
Biện pháp phòng ngừa bệnh cúm
Hiện nay biện pháp phòng ngừa bệnh cúm hiệu quả nhất đó chính là tiêm vắc xin hàng năm. Vắc xin mặc dù không giúp bảo vệ chúng ta tuyệt đối trước virus cúm nhưng nếu bị nhiễm cúm thì mức độ bệnh sẽ nhẹ hơn rất nhiều. Đặc biệt đối với những người có bệnh nền, trẻ em, phụ nữ mang thai, người cao tuổi,.. cần thực hiện tiêm phòng vắc xin càng sớm càng tốt để ngăn ngừa bệnh một cách tốt nhất.
Thuốc điều trị sau khi nhiễm virus cúm
Điều trị nhiễm cúm chủ yếu là làm giảm triệu chứng, không có loại thuốc điều trị nào tiêu diệt được virus hoàn toàn. Đơn thuốc chống virus phổ biến bao gồm:
- Zanamivir (Relenza)
- Oseltamivir (Tamiflu)
- Peramivir (Rapivab)
Những loại thuốc chống virus này có hiệu quả nhất khi bắt đầu trong vòng 48 giờ đầu tiên sau khi bị bệnh và không có hiệu quả trong điều trị cúm C. Ngoài ra bạn có thể sử dụng thêm thực phẩm chức năng để hỗ trợ trị bệnh cúm như PulmoAnti. Với chiết xuất từ 100% thảo dược thiên nhiên, lành tính, giúp hỗ trợ điều trị các triệu chứng do cúm mùa, sốt siêu vi và COVID-19 gây ra.
Trên đây là những điểm khác nhau giữa cúm A và cúm B mà bạn cần biết để phòng tránh và điều trị kịp thời. Ngoài ra, nếu bạn có nhu cầu tham khảo thêm nhiều thực phẩm chức năng hơn thì có thể liên hệ VPO Pharco để được tư vấn chi tiết nhé!
Để lại một phản hồi