Chống thấm bitum đang là một giải pháp rất được quan tâm và ứng dụng rộng rãi cho nhiều công trình nhờ đem lại hiệu quả chống thấm cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ tường tận về loại vật liệu này. Vì vậy để biết được bitum chống thấm là gì? cách thi công chống thấm bitum đúng kỹ thuật ra sao? thì hãy cùng thptchuyensonla.edu.vn tham khảo qua bài viết bên dưới đây nhé!
Mục Lục
Chống thấm bitum là gì?
Bitum là một chất lỏng hữu cơ có màu đen với độ nhớt cao, đặc tính là rất kết dính và không thấm nước. Đây là chất được sử dụng khá phổ biến trong các công nghệ chống thấm, chống va đập,… và là sản phẩm được nhiều người lựa chọn với mục đích chống thấm cho công trình.
Hiện nay, chống thấm bitum là vật liệu được sản xuất chính từ bitum, kết hợp với chất polymers APP (Atactic Polypropylene), gia cường thêm những lớp lưới hoặc sợi để tăng tính dẻo dai, độ đàn hồi và độ bền cơ học cho vật liệu. Bên cạnh đó, bitum chống thấm cũng có rất nhiều dạng, dạng lỏng, dạng màng với ưu điểm là độ bền cao, có thể chống chịu va đập và chống cháy tốt.
Các loại chống thấm bitum được sử dụng phổ biến
Vật liệu chống thấm có thành phần chứa bitum hiện nay rất đa dạng. Bạn có thể thấy được nhiều loại từ chất rắn cho đến chất lỏng. Trong đó, màng chống thấm bitum, bitum dạng lỏng và keo bitum là những phân loại được sử dụng phổ biến nhất.
Màng chống thấm bitum
Màng bitum là một dạng polyme tổng hợp được sản xuất thành từng tấm hoặc cuộn. Loại vật liệu chống thấm này có một số ưu điểm như bám dính, chịu nhiệt tốt và ít bị tác động bởi thời tiết hay các yếu tố bên ngoài môi trường.
Những tấm bitum chống thấm thích hợp sử dụng cho các bề mặt có diện tích lớn như sân thượng, móng nhà, sàn mái bằng,… Hiện nay có hai loại màng chống thấm bitum là màng bitum tự dính và màng bitum khò nóng, tương ứng với đúng hai phương thức thi công.
Bên cạnh những ưu điểm nổi bật thì chống thấm bằng tấm bitum cũng tồn tại một số nhược điểm nhất định. Chẳng hạn như cách này sẽ không thích hợp cho phương pháp chống thấm ngược và loại vật liệu này sẽ mất đi tác dụng chống thấm khi bị rách hoặc thủng,…
Bitum dạng lỏng
Bitum dạng lỏng hay dung dung dịch bitum được biết đến ở 2 dạng phổ biến là nhũ tương và sơn lót. Ưu điểm của bitum dạng lỏng là có độ bền và tính đàn hồi cao, dễ dàng sử dụng và tạo nên được lớp phủ liền mạch. Bên cạnh đó, dung dịch bitum còn có thể chống lại nhiều loại bụi bẩn giúp giữ cho bề mặt luôn bền đẹp và sạch sẽ.
Ngày nay, bitum dạng lỏng được rất nhiều thương hiệu nổi tiếng trong và ngoài nước sản xuất. Ngoài ra, dung dịch bitum chống thấm còn có thể sử dụng cho nhiều loại công trình như tường, trần nhà, ban công, nhà tắm, nhà bếp,…
Cách thi công chống thấm bitum
Như đã đề cập phía trên, bitum có nhiều dạng tương ứng với cách thức thi công khác nhau. Do đó, phần tiếp theo đây của bài viết sẽ cung cấp các cách thi công đúng kỹ thuật dành cho màng và sơn bitum để bạn có được kết quả chống thấm hiệu quả nhất.
Các bước thi công màng bitum:
- Bước 1: Xử lý sạch sẽ bề mặt cần thi công và đánh dấu các vị trí để tiến hành trải tấm bitum.
- Bước 2: Trải và dàn đều màng chống thấm xuống bề mặt đúng theo những vị trí đã đánh dấu.
- Bước 3: Nếu như sử dụng dạng màng tự dính, bạn sử dụng con lăn miết chặt lên tấm bitum để lớp màng có thể dính chặt hơn vào bề mặt. Còn nếu bạn dụng màng chống thấm dạng khò, thì phải tác dụng nhiệt hoặc sử dụng khò để làm nóng chảy lớp bitum trước khi thi công lắp đặt màng.
- Bước 4: Phủ lớp bảo vệ và nghiệm thu công trình. Bạn nên thi công thêm lớp bảo vệ để gia tăng tuổi thọ của màng chống thấm.
Thi công sơn chống thấm bitum
Để thi công với sơn chống thấm, trước hết bạn cũng phải vệ sinh và xử lý bề mặt cần thi công. Tiếp theo đó là chọn một loại sơn bitum chất lượng. Đây sẽ là yếu tố rất quan trọng quyết định đến hiệu quả chống thấm của công trình.
Quy trình thi công sơn chống thấm được thực hiện theo các bước cơ bản sau:
- Bước 1: Bắt đầu pha loãng sơn với nước sạch theo tỷ lệ 1:0,5. Sau đó dùng hỗn hợp này quét lên bề mặt cần chống thấm.
- Bước 2: Chờ trong khoảng 2 tiếng để lớp chống thấm thứ nhất khô lại. Tiếp theo đó, tiến hành quét tiếp lớp chống thấm thứ 2 với tỷ lệ là 1m2 diện tích thì sử dụng 0,5kg.
- Bước 3: Tiếp tục sơn lớp thứ 3 tương tự như lớp chống thấm thứ 2. Sau 3 lớp chống thấm bạn đã hoàn thành xong việc thi công. Kiểm tra lại và nghiệm thu công trình.
Nhìn chung, để thi công bitum dù là dạng màng hay dạng lỏng đều đòi người thực hiện phải có kỹ thuật và kinh nghiệm nhất định. Do đó, nếu như chưa có kinh nghiệm lựa chọn cũng như thi công thì bạn nên sử dụng các dịch vụ lắp đặt giải pháp chống thấm để đảm bảo an toàn và đạt được hiệu quả cao nhất.
>>> Xem thêm: Màng HDPE chống thấm | Báo giá chi tiết cập nhật mới 2023
Để biết thêm các thông tin về thi công chống thấm hoặc các thông tin bổ ích khác. Truy cập ngay danh mục Bài viết hay
Trên đây là những thông tin chi tiết về chống thấm bitum, các phân loại được sử dụng phổ biến và cách thi công loại vật liệu này đúng kỹ thuật. Hi vọng rằng thông qua bài viết bạn đã hiểu hơn về vật liệu bitum để có những lựa chọn phù hợp về công nghệ chống thấm cho công trình của mình. Nếu vẫn còn thắc mắc và tìm kiếm địa chỉ mua chống thấm chất lượng thì đừng ngần ngại liên hệ ngay với Chống thấm INTOC để nhận được hỗ trợ tư vấn nhé!
Để lại một phản hồi