Bê tráp là gì? Cần lưu ý điều gì khi đi bê tráp

Bê tráp là gì

Lễ ăn hỏi là một phong tục không thể thiếu trong việc tổ chức đám cưới từ xưa đến nay của người Việt. Và bê tráp là một việc quan trọng trong phong tục ăn hỏi ấy. Vậy bê tráp là gì? Cần lưu ý điều gì khi đi bê tráp?

Bê tráp là gì?

Bê tráp hay còn gọi là bưng quả, bưng lễ. Đây là một nghi thức quan trọng có ý nghĩa to lớn trong trong đám cưới truyền thống Việt Nam từ xưa đến nay. Nghi lễ này gồm có đội bê tráp nhà trai cùng đội bê tráp nhà nữ. Trong lễ hỏi cưới, đội hình bê tráp nhà trai sẽ trao tráp ăn hỏi cho đội hình nhà gái. Nghi lễ trao tráp có ý nghĩa trao duyên và chúc phúc cho cặp đôi sống hòa thuận, yêu thương nhau. 

Bê tráp có ý nghĩa gì

Quy trình thực hiện bê tráp

Theo phong tục người Việt từ xưa đến nay, quá trình trao tráp trải qua 7 bước như sau

Bước 1: Chuẩn bị

Hai bên gia đình sẽ gặp mặt và bàn bạc, thống nhất về số lượng mâm tráp trong lễ ăn hỏi. Sau đó sẽ tiến hành tìm kiếm và lựa chọn đội hình bê tráp. Vào ngày lành tháng tốt, khung giờ hoàng đạo đã chọn, nhà trai sẽ tiến hành sang nhà gái trao lễ và kết thông gia.

quy trình trao bê tráp

Bước 2: Trao lễ

Nhà trai sẽ sắp xếp đội hình đến nhà gái trao lễ theo thứ tự cấp bậc trong gia đình. Dĩ nhiên đi đầu sẽ là ông bà, cha mẹ và tiếp đến là chú rể và đội hình bê tráp nhà nam cùng các anh em họ hàng trong gia đình. Sau khi chào hỏi, đoàn bê tráp sẽ trao đến tay nhà gái và hai bên cũng đỡ mâm tráp vào nhà. 

Trong quá trình trao tráp, cô dâu chú rể sẽ trao cho đội bê tráp các phong bì lì xì đã chuẩn bị trước mang ý nghĩa trao duyên cho hai bên nam nữ.

Lì xì cho đội bê tráp

Bước 3: Nhận quả và mở quả

Sau khi trao và nhập tráp, hai bên gia đình sẽ ngồi xuống uống nước, trò chuyện và giới thiệu các thành viên trong gia đình.

Người đại diện bên nhà trai sẽ phát biểu lý do gặp mặt hôm nay, đại diện nhà gái sẽ phát biểu cảm ơn và chấp nhận tráp lễ mà nhà trai mang đến. Sau cùng, mẹ chú rể và mẹ cô dâu sẽ cùng nhau thực hiện mở tráp.  

Bước 4: Cô dâu chính thức ra mắt gia đình hai bên

Chú rể sẽ lên phòng đón cô dâu xuống và chào hỏi khách mời cùng các thành viên trong gia đình nhà trai. Tiếp đến, mẹ cô dâu sẽ dắt cô dâu ra mắt quan viên hai họ. 

Bước 5: Làm lễ gia tiên bên đằng nhà gái

Tiếp đến nhà gái sẽ lấy ra một số những lễ vật trong tráp cưới để đặt lên bàn thờ, cúng bái để báo báo cáo đối với ông bà. Bố của cô dâu cũng sẽ đưa chàng rể đến để thắp hương báo cáo với tổ tiên sắp nhận chàng rể mới.  

nghi lễ bê tráp

Bước 6: Hai gia đình có những thảo luận, bàn bạc về lễ cưới

Sau khi đã hoàn tất các nghi thức, hai bên gia đình sẽ thống nhất với nhau về các thủ tục, ngày giờ, địa điểm tổ chức đám cưới cho cặp đôi

Bước 7: Lại quả

Bước cuối cùng là lại quả, nhà gái sẽ chia đồ lại quả để đàn trai đem về. Một số lưu ý quan trọng trong bước này chính là:

  • Không nên dùng dao, kéo để cắt khi chia đồ lại quả.
  • Khi chia nên lựa chọn những tráp có sổ chẵn.
  • Khi trả mâm tráp cần ngửa nắp tráp lên trên, tránh đóng nắp tráp lại. 

Những điều cần lưu ý khi bê tráp

Dưới đây là những điều cần kiêng kỵ khi bê tráp để lễ ăn hỏi diễn ra êm đẹp giúp cuộc sống vợ chồng sau này được thuận hòa, hạnh phúc và êm ấm. 

  • Không cưới hỏi vào những ngày có sao Cô Thần, Quả Tú, Không Phòng vì theo nhân gian điều này sẽ khiến người vợ sau này sẽ cô quạnh và hiếm con.
  • Kiêng cưới hỏi và năm tuổi Kim Lâu của cô dâu.
  • Không nên làm lễ hỏi cưới vào tháng 7 ÂL hay còn gọi là tháng cô hồn.

điều kiêng kỵ khi bê tráp

  • Người bê tráp phải là nam thanh, nữ tú và chưa lập gia đình.

Trên đây là các giải đáp xoay quanh câu hỏi bê tráp là gì? Các cặp vợ chồng trước hôn nhân cần biết rõ để gặp nhiều may mắn, thuận lợi và có cuộc sống hạnh phúc về sau.

Xem thêm:

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*