8 cách giảm cân cho trẻ em béo phì an toàn và hiệu quả

cách giảm cân cho trẻ em

Hiện nay, tình trạng béo phì ở trẻ em đang ngày càng gia tăng do những thói quen xấu hằng ngày và chế độ ăn uống không lành mạnh. Nhiều bạn lo lắng cho sức khỏe trong tương lai khi con mình đang bị béo phì. Điều này khiến bạn không ngừng tìm kiếm mọi cách để giảm cân cho con. Chính vì lý do đó, bài viết sau đây, Viam Clinic sẽ làm rõ cho bạn biết về tình trạng béo phì và các cách giảm cân cho trẻ em béo phì an toàn và hiệu quả nhất.

Cách nhận biết trẻ em bị thừa cân, béo phì

Theo WHO (Tổ chức Y tế Thế giới), thừa cân và béo phì là tình trạng mỡ được tích lũy quá mức bình thường tại một vùng cơ thể hay toàn thân gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Thực tế, không quá khó để nhận biết trẻ em bị béo phì. Tuy nhiên, bạn nên đưa con đến bệnh viện để các bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng thăm khám, đánh giá chính xác và cụ thể tình trạng béo phì của trẻ.

Cụ thể, bác sĩ sẽ đo lường chỉ số BMI và đánh giá chênh lệch giữa cân nặng của trẻ so với mức cân nặng tiêu chuẩn cùng với các yếu tố độ tuổi, mức tăng trưởng của trẻ để đưa ra kết luận chính xác nhất.

Nếu con bạn được bác sĩ kết luận béo phì, bé có thể phải tiến hành các loại xét nghiệm thăm dò như rối loạn mỡ máu, rối loạn đường huyết và dung nạp glucose, định lượng tuyến thượng thận trong hệ thống nội tiết,…

Nguyên nhân do đâu khiến trẻ em bị thừa cân, béo phì?

Trước khi áp dụng các cách giảm cân cho trẻ em béo phì, bạn phải tìm hiểu nguyên nhân nào khiến trẻ bị thừa cân, béo phì để có thể xây dựng một kế hoạch phù hợp cho bé.

Thực chất, chỉ có 2 nguyên nhân đơn giản giải thích cho sự thừa cân, béo phì ở trẻ em đó là nạp quá nhiều calo và hoạt động thể chất quá ít. Các yếu tố góp phần trong việc này đó là:

  • Do thói quen ăn uống của gia đình.
  • Chế độ ăn hằng ngày có quá nhiều calo và chất béo.
  • Thường xuyên ăn thực phẩm chế biến sẵn và  thức ăn nhanh.
  • Uống nước ngọt, nước có gas.
  • Vận động quá ít.

Ngoài ra, béo phì ở trẻ em cũng có thể bắt nguồn từ yếu tố di truyền hoặc trẻ đang mắc một số bệnh lý như rối loạn nội tiết và chuyển hóa bao gồm rối loạn chuyển hóa đường, rối loạn mỡ máu,…hay do đột biến gen. Khi bé đang ở trường hợp này, bạn nên đưa con đến bác sĩ để được tư vấn, thăm khám và có liệu trình giảm cân phù hợp.

Tìm hiểu thêm: Những điều cần lưu ý khi khám dinh dưỡng cho trẻ em

Trẻ em phải đối mặt với những nguy cơ sức khỏe nào khi bị béo phì?

Trẻ bị béo phì có nguy cơ mắc một loạt các vấn đề sức khỏe khi trưởng thành như:

  • Các bệnh về tim.
  • Kháng Insulin (dấu hiệu sớm của bệnh đái tháo đường sắp xảy ra).
  • Viêm xương khớp.
  • Một số bệnh ung thư như ung thư vú, nội mạc tử cung và đại tràng.

8 cách giảm cân cho trẻ em béo phì an toàn và hiệu quả

Dưới đây là 8 cách giảm cân cho trẻ em béo phì an toàn và hiệu quả.

Khuyến khích vận động, rèn luyện thể dục thể thao

Tập thể dục, thể thao là các hoạt động cực kỳ hữu ích trong việc giúp trẻ giảm cân. Những hoạt động như đi bộ, đạp xe, chạy bộ, đá cầu, nhảy dây, đá bóng,…là các hoạt động thể chất lý tưởng giúp trẻ tiêu hao năng lượng dư thừa.

tập thể dục là một trong những cách giảm chân cho trẻ

Khuyến khích trẻ tập thể dục hằng ngày

Thay đổi thói quen ăn uống

Bạn hãy khuyến khích và tập thói quen cho con chỉ ăn khi thực sự thấy đói và dừng lại khi đã cảm thấy no chứ không nên ăn cho vui miệng, ráng ăn thêm vì thức ăn ngon,…Bởi vì trẻ em có khuynh hướng ăn vì buồn chán, căng thẳng hay không có gì để chơi chứ không phải vì đói.

Bạn nên tập cho trẻ thói quen ăn cùng gia đình và tuyệt đối không nên cho con vừa ăn vừa xem ti vi, điện thoại, chơi game,…vì sẽ làm con phân tâm và không nhận ra mình đã ăn bao nhiêu dẫn đến ăn quá nhiều gây tăng cân.

Dừng ngay thói quen vừa ăn vừa xem ti vi của trẻ

Dừng ngay thói quen vừa ăn vừa xem ti vi của trẻ em

Đặt mục tiêu giảm cân phù hợp

Giảm cân là một quá trình lâu dài với nhiều thử thách và đầy gian khổ. Vì vậy, cách giảm cân cho trẻ em béo phì hiệu quả là bạn nên xác định và đặt ra mục tiêu phù hợp với khả năng của trẻ.

Bạn nên đặt mức giảm 0.5kg cân nặng trong 1 tuần cho bé là một mục tiêu lý tưởng. Nếu bé đạt được mục tiêu này, bé sẽ có niềm tin để giảm cân chứ không phải là “nhiệm vụ”.

Khen thưởng khi trẻ có thay đổi hướng tới sự cân bằng trong ăn uống

Bạn có thấy rằng việc khen thưởng có tác động rất lớn đối với tất cả mọi người chứ không riêng gì trẻ em. Do đó, nhằm giúp bé có thêm động lực duy trì chế độ ăn kiêng và tập luyện thể dục để giảm cân, bạn nên khích lệ và khen thưởng khi bé hoàn thành mục tiêu đề ra.

Ví dụ như nếu bé uống nước lọc thay vì nước ngọt, ăn trái cây thay vì bánh ngọt, snack,…trong suốt một tuần, hãy đưa bé đi xem phim hoặc tặng một món đồ chơi yêu thích coi như phần thưởng khích lệ tinh thần.

Lưu ý, bạn không nên chọn đồ ăn, bánh kẹo để làm phần thưởng cho bé bởi vì những thứ này khiến kế hoạch giảm cân thất bại.

Lựa chọn thực phẩm lành mạnh và giàu dinh dưỡng

Bạn nên bổ sung nhiều rau, trái cây vào khẩu phần ăn của trẻ. Tuy nhiên, đừng ép bé ăn quá nhiều rau và trái cây mà không cho ăn thịt cá. Điều này làm cho trẻ nảy sinh tâm lý ức chế và từ bỏ kế hoạch giảm cân.

Đề nghị bé ăn trái cây thay vì uống nước ép, chất xơ trong trái cây không chỉ giúp bé nó lâu mà còn tốt cho hệ tiêu hóa. Ngoài ra, bạn nên cho bé uống sữa tách béo, sữa không đường hoặc ít đường, sữa chua,…

Đối với đồ ăn nhẹ, bạn có thể cho bé ăn bắp luộc, khoai lang hấp, bánh quy ít ngọt thay vì snack hay khoai tây chiên.

cách giảm cân cho trẻ bằng việc ăn thực phẩm lành mạnh

Thực phẩm lành mạnh vừa giúp giảm cân vừa tăng cường sức khỏe

Luôn động viên tinh thần

Quá trình giảm cân đòi hỏi bé bỏ ra rất nhiều thời gian và công sức. Bé sẽ dễ bị mất tinh thần sau một thời gian áp dụng kế hoạch giảm cân. Do đó, nhiệm vụ của bạn là luôn động viên bé để giữ vững tinh thần, tiếp tục thực hiện và đạt mục tiêu đã đề ra.

Xây dựng chế độ vận động đơn giản tại nhà

Bạn hãy khuyến khích bé thực hiện một số bài thể dục đơn giản tại nhà vào những lúc rảnh rỗi thay vì xem ti vi hay chơi game. Các hình thức vận động có thể thực hiện như đi dạo, đá bóng, đánh cầu, nhảy dây,…và cố gắng xây dựng trở thành thói quen. Điều này giúp bé không ngồi yên một chỗ, quên đi nhu cầu ăn uống và có động lực để thực hiện kế hoạch giảm cân.

Ngoài ra, bạn hãy khuyến khích con mình tham gia một số lớp học như bơi lội, võ thuật, thể dục nhịp điệu,…vừa giúp bé giảm cân mà còn có thêm các kỹ năng hữu ích.

Theo dõi tiến độ giảm cân

Bạn nên theo dõi và ghi chép kết quả của bé đạt được trong quá trình giảm cân đều đặn mỗi tuần, mỗi tháng. Từ đó, bạn có căn cứ để xác định kế hoạch đề ra có phù hợp với tình trạng của bé hay không và có sự điều chỉnh kịp thời.

Bạn nên dán kết quả giảm cân trong phòng của bé. Con sẽ dần dần nhận ra những gì đã đạt được và có động lực theo đuổi nhiệm vụ khó khăn này.

Theo dõi tiến độ giảm cân để có sự điều chỉnh phù hợp

Theo dõi tiến độ giảm cân để có sự điều chỉnh phù hợp

>>> Xem thêm: https://viamclinic.vn/bai-viet/dinh-duong-cho-tre-coi-xuong/

Gợi ý thực đơn khi áp dụng các cách giảm cân cho trẻ em béo phì

Sau đây là thực đơn tham khảo khi áp dụng các cách giảm cân cho trẻ em béo phì:

Ngày Bữa sáng Bữa trưa Bữa phụ Bữa tối
1 1 lát bánh mì đen

1 quả trứng gà

1 ly sữa ít béo

1 bát cơm nhỏ

1 chén canh rau củ

1 phần tôm hấp

1 quả cam 1 củ khoai lang hấp

1 chén canh cua mồng tơi

2 1 bát súp rau củ

1 ly sữa ít béo

1 chén cơm

1 đĩa rau củ luộc hoặc hấp

1 phần cá hấp

1 quả táo 1 chén cơm

1 phần thịt bò

1 phần bông cải xanh hấp

3 1 chén súp gà

1 ly sữa ít béo

1 chén cơm

1 đĩa rau củ hầm

1 phần thịt heo nạc luộc

1 ly sinh tố trái cây 1 củ khoai tây hấp

1 đĩa rau cải luộc

1 phần thịt gà nướng (ít dầu)

Một vài sai lầm thường gặp khi áp dụng các cách giảm cân cho trẻ em béo phì

Việc áp dụng cách giảm cân cho trẻ em thừa cân, béo phì nghe có vẻ khá dễ dàng vì chỉ cần cho bé ăn ít và tập thể dục nhiều hơn. Nhưng liệu bạn có đang xây dựng một chế độ ăn uống và tập luyện phù hợp với tình trạng sức khỏe, thể chất của con. Dưới đây, Viam Clinic đưa ra một vài sai lầm thường gặp trong quá trình giảm cân của bé.

Bắt trẻ nhịn ăn và hạn chế uống nước để giảm cân

Nhịn ăn là biện pháp hoàn toàn sai lầm vì khi quá đói sẽ cần ăn nhiều để nạp nhiều năng lượng hơn. Ngoài ra, nhịn ăn khiến cân nặng có thể giảm nhanh nhưng dẫn đến nhiều hệ quá như rối loạn chuyển hóa, giảm sức lao động và khả năng học tập, khối cơ giảm, hoạt động động thể lực cũng giảm theo. Điều này rất dễ tăng cân trở lại vì bạn sẽ ăn nhiều hơn khi cơ thể ở tình trạng mệt mỏi và thiếu năng lượng.

Thêm vào đó, nhiều bạn quan niệm rằng hạn chế uống nước thì sẽ giảm cân nhanh. Tuy nhiên, nếu không cung cấp đủ nước, cơ thể sẽ bị thiếu nước dẫn đến rối loạn nước và điện giải trong cơ thể của bé.

Cắt giảm hoàn toàn tinh bột

Nhiều người vẫn có quan niệm nếu ăn nhiều cơm hay các thực phẩm chứa nhiều tinh bột thì sẽ bị tăng cân, béo phì. Việc cắt giảm tinh bột quá mức sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe như thiếu vitamin cho cơ thể, rụng tóc, mỡ biến tính làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về gan,…Vì thế, bạn nên cho bé ăn một lượng tinh bột vừa đủ để có thể cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.

Đặt kỳ vọng quá sức với con

Có thể bạn đã biết, giảm cân đối với trẻ em hay người lớn đều là một quá trình gian nan và đầy thử thách. Do đó, cách giảm cân cho trẻ em hiệu quả là bạn nên đặt mục tiêu đạt được phù hợp với bé.

Bước đầu tiên, thay vì giảm cân, bạn nên đặt mục tiêu cho bé là việc ngừng tăng cân. Nếu đạt được mục tiêu sau khoảng thời gian đề ra, bạn mới tiếp tục áp dụng cách giảm cân cho trẻ em. Điều đó sẽ làm cho bé thích nghi dần dần với sự thay đổi trong quá trình sinh hoạt hằng ngày.

Thay đổi khẩu phần ăn quá nhanh vì nôn nóng giảm cân cho trẻ

Trẻ em sẽ từ bỏ chế độ ăn kiêng nếu bạn ép buộc chúng thay đổi mạnh mẽ thói quen ăn uống và tập thể dục quá nhiều,

Ví dụ, bạn đột ngột cắt bỏ tất cả nước ngọt và bất kỳ đồ ăn vặt nào trong nhà hay bạn đăng ký các lớp thể dục thể thao mà trẻ không thích. Những thay đổi tiêu cực như thế này chỉ khiến con bạn thất bại khi giảm cân. Bạn nên tập trung vào những thay đổi nhỏ trước rồi sau đó mới đặt mục tiêu dài hạn.

Không thay đổi mức độ tập luyện thể chất của trẻ

Mức độ tập luyện không bao giờ cố định mà phải thay đổi thường xuyên phù hợp với cơ thể. Bạn có thể bắt đầu cho bé tập luyện từ 15-20 phút mỗi ngày và tăng cường độ lên dần dần. Từ đó, bé có thể thích nghi và tập thành thói quen.

Kết luận

Tình trạng thừa cân, béo phì ngày càng trở nên phổ biến ở trẻ em và tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Do đó, thông qua bài biết trên, Viam Clinic hy vọng giúp bạn có thêm kiến thức và tham khảo các cách giảm cân cho trẻ em béo phì an toàn, hiệu quả giúp trẻ khỏe đẹp và tự tin hơn.

Nếu bạn đang loay hoay tìm cách giảm cân cho con mình hay các vấn đề về dinh dưỡng, hãy đến với chúng tôi – VIAM CLINIC – Phòng khám Dinh dưỡng hàng đầu với đội ngũ y, bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm thông qua số hotline 0935.18.39.390243.633.5678.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*