Cách thiết kế kho hàng tối ưu nhất cho doanh nghiệp

Thiết kế kho hàng

Thiết kế kho hàng là vấn đề được rất nhiều doanh nghiệp quan tâm. Đây được xem là một giải pháp hữu hiệu giúp nhà kho của các doanh nghiệp được bố trí khoa học hơn. Vậy thiết kế kho là gì? Đâu là cách thiết kế kho tối ưu nhất cho doanh nghiệp? Bài viết này sẽ giải đáp tất cả các vấn đề trên, cùng theo dõi nhé.

Thiết kế kho hàng là gì?

Thiết kế kho được hiểu là thiết kế có kế hoạch nhà kho của các doanh nghiệp một cách phù hợp. Thông qua đó có thể hợp lí hóa được các hoạt động tổng thể. Từ đó cải thiện các vấn đề về dòng sản xuất và phân phối hàng hóa một cách tối ưu.

Thiết kế kho mang đến những lợi ích gì?

Trước khi đi vào tìm hiểu cách thiết kế kho mang đến sự tối ưu cho doanh nghiệp. Chúng ta cùng tìm hiểu qua những lợi ích của việc thiết kế kho hàng mang lại trước nhé. 

Một kho hàng có thiết kế hợp lí sẽ mang đến nhiều lợi ích. Đặc biệt với các ngành sản xuất, logistic, các ngành công nghiệp. Dưới đây là những lợi ích của việc thiết kế nhà kho mang lại cho doanh nghiệp:

Thiết kế kho mang lại nhiều lợi ích
Thiết kế kho mang lại nhiều lợi ích
  • Bảo quản hàng hóa tốt hơn: Sở hữu một nhà kho hiện đại, có cách bày trí phù hợp sẽ giúp hàng hóa được bảo quản tốt hơn. Đồng thời, số lượng hàng chứa trong kho cũng nhiều hơn do được sắp xếp hợp lí.
  • Dễ dàng cho khâu quản lí: Thiết kế nhà kho khoa học giúp việc quản lí hàng hóa đơn giản hơn rất nhiều. Nhờ đó, việc truy xuất, kiểm kê hàng hóa cũng nhanh chóng và chính xác hơn.
  • Tiết kiệm được diện tích cho việc sắp xếp hàng hóa: Việc này giúp ích cho sự di chuyển của xe đẩy nâng lấy hàng. Ngoài ra, diện tích lưu trữ cũng được mở rộng.
  • Hàng hóa được lưu thông: Sự hợp lí, khoa học trong cách bày trí sẽ giúp nhà kho hạn chế được sự tắc nghẽn trong quá trình sản xuất.
  • Tiết kiệm được nhiều chi phí: Chi phí sẽ được tối ưu đáng kể khi có sự thuận tiện trong việc vệ sinh, quản lí, vận hành kho hàng.

Cách thiết kế bố trí nhà kho

Việc bày trí trong kho hàng không phải được thực hiện riêng lẻ mà phải có sự liên kết chặt chẽ với nhau. Hiểu được vấn đề này, doanh nghiệp mới có định hướng đúng để lên ý tưởng thực hiện. 

Việc thiết kế kho hàng sẽ bao gồm tất cả khu vực cần thiết được cơ sở yêu cầu và tận dụng tối đa không gian của nhà kho để sử dụng. Sau đây là cách thiết kế nhà kho mà doanh nghiệp có thể áp dụng:

Bước 1: Hình thành bản thiết kế cho nhà kho

Khi bắt tay vào công cuộc thiết kế kho, bất kỳ một quyết định nào liên quan đều phải được cân nhắc kỹ. Tốt nhất, doanh nghiệp nên sử dụng một công cụ hỗ trợ trực quan để thử nghiệm cùng không gian có sẵn. 

Tạo bản thiết kế cho kho hàng
Tạo bản thiết kế cho kho hàng

Doanh nghiệp có thể đánh dấu trước những vị trí phù hợp với bến tàu để vận chuyển và nhận hàng hóa; ghi nhớ lại lượng xe tải có thể lấp đầy tại cùng một thời điểm. Như vậy, bản thiết kế có thể giúp doanh nghiệp xem kho hàng như một bức tranh trống. Từ đó có thể bố trí kho một cách hợp lí, khoa học hơn.

Bước 2: Tiến hành lắp thành phần

Khi đã hình thành bản thiết kế kho và thu thập được các phép đo cần thiết, doanh nghiệp có thể tiến hành thiết lập các thành phần khác nhau trong kho hàng. 

Những vị trí được bố trí có thể là khu vực vận chuyển, tiếp nhận hàng; khu lưu trữ tỉnh, lưu trữ động; không gian dành cho nhân viên; văn phòng. Ngoài ra còn có những khu vực quan trọng như băng chuyền, bàn làm việc, vật liệu sản xuất, dây chuyền lắp ráp và một số thiết bị khác cần có không gian phân bổ.

Bước 3: Chọn thiết kế phù hợp với không gian nhà kho doanh nghiệp

Lựa chọn hình thức thiết kế phù hợp với không gian nhà kho
Lựa chọn hình thức thiết kế phù hợp với không gian nhà kho

Khi đã am hiểu về đặc điểm không gian nhà kho của mình, doanh nghiệp sẽ có cái nhìn tổng quan hơn. Từ đó sẽ có cách bày trí hợp lí cho không gian nhà kho.Đây là một bước cực kỳ quan trọng để thực hiện các công đoạn tiếp theo.

Nếu doanh nghiệp muốn khu vực vận chuyển và nhận hàng ở gần nhau thì có thể thiết kế luồng kho hàng hình chữ U. Nếu muốn quy trình làm việc ra và vào được duy trì nhưng vẫn có thể giảm thiểu sử dụng không gian thì sẽ phù hợp với quy trình hình chữ I.

Bước 4: Tiến hành thu thập thiết bị cho nhà kho

Khi doanh nghiệp đã xác định được dòng chảy phù hợp với kho hàng của mình. Tiếp theo là tập hợp danh sách các thiết bị cần thiết, từ đó hợp thức hóa được vấn đề vận hành của kho hàng.

Những thiết bị cần thiết bao gồm: giá đỡ, xe nâng, thùng, cầu thang cuốn, giá đỡ pallet, trạm đóng gói và lấy hàng, thiết bị công nghệ bổ trợ và các loại máy móc khác trong quá trình hoạt động của nhà kho.

Bước 5: Kiểm tra lại bản thiết kế

Trong quá trình thiết kế kho hàng, khi doanh nghiệp cảm thấy có bất kì nghi ngờ gì thì cần kiểm tra lại ngay. Nên đảm bảo rằng bản thiết kế đã phù hợp trước khi đi vào triển khai để vấn đề ngoài mong muốn không phát sinh.

Kiểm tra lại bản thiết kế kho hàng thật kỹ
Kiểm tra lại bản thiết kế kho hàng thật kỹ

Đồng thời, doanh nghiệp cũng nên tiếp nhận ý kiến từ nhân viên làm việc trong kho hàng cùng những nhân viên khác có tham gia tích cực vào quá trình làm việc tại đây để có thể hoàn thiện thiết kế một cách khoa học, tối ưu nhất.

Như vậy, bài viết đã chỉ ra khái niệm, lợi ích của việc thiết kế kho hàng cùng cách bố trí hiệu quả. Đây sẽ là giải pháp cho những doanh nghiệp còn lăn tăn về vấn đề bố trí nhà kho. Chúc doanh nghiệp sớm có được bản thiết kế kho ưng ý. Từ đó có thể đi vào thi công và mang đến nhiều lợi ích cho hoạt động sản xuất.

Xem thêm những thông tin hữu ích khác tại website: longhau.com.vn

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*