Việc sản xuất công nghiệp hiện nay ở nước ta đang trên đà phát triển mạnh, cùng với sự phát triển của thế giới thì ngành công nghiệp nói chung và các doanh nghiệp nói riêng cũng vô cùng quan tâm đến việc xử nước chất thải công nghiệp, làm sao cho sản xuất vừa đẩy mạnh công nghiệp vừa giữ gìn, bảo vệ môi trường. Hãy cùng cleantech tìm hiểu rõ quy trình xử lý nước thải công nghiệp qua bài viết sau đây nhé!
Mục Lục
Nước thải công nghiệp là gì?
Theo Khoản 2 Điều 2 Nghị định 53/2020/NĐ CP (Có hiệu lực từ 01/07/2020), định nghĩa về nước thải công nghiệp được quy định như sau:
Nước thải công nghiệp là nước thải từ các nhà máy, địa điểm, cơ sở sản xuất, chế biến (sau đây gọi chung là cơ sở) của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, bao gồm:
- Cơ sở sản xuất, chế biến: Nông sản, lâm sản, thủy sản, thực phẩm, rượu, bia, nước giải khát, thuốc lá.
- Cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm quy mô trang trại theo quy định pháp luật về chăn nuôi; cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm.
- Cơ sở nuôi trồng thủy sản thuộc diện phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường theo quy định.
- Cơ sở sản xuất thủ công nghiệp trong các làng nghề…
Các loại nước thải công nghiệp hiện nay
Nước thải CN được chia làm các loại như sau:
- Nước thải sản xuất bột ngọt
- Nước thải sản xuất café
- Nước thải sản xuất bia
- Nước thải sản xuất đường
- Nước thải sản xuất giấy
- Nước thải sản xuất cao su
- Nước thải ngành xi mạ
- Nước thải ngành khoáng sản
- Nước thải ngành dệt nhuộm
Nếu bạn là doanh nghiệp và đang quan tâm đến Quy trình sử dụng hóa chất xử lý nước thải dệt nhuộm
Có gì đặc biệt trong quy trình xử lý nước thải công nghiệp?
Hệ thống xử lý nước thải được tạo ra để phục vụ nhu cầu xử lý nước thải cụ thể của từng doanh nghiệp. Theo đó mà mỗi doanh nghiệp sẽ có quy trình và cách thức riêng đáp ứng đầy đủ cho việc xử lý nước thải. Trên cơ bản, hệ thống xử lý nước thải được tạo nên từ những trình xử lý đơn, kết hợp với nhau theo một quy trình cụ thể, đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường và phù hợp với quy định của nhà nước.
4+ Quy trình xử lý nước thải công nghiệp
Xử lý cơ học
Xử lý cơ học dựa vào sự chênh lệch của khối lượng và tỷ trọng của các chất có trong chất thải. Sử dụng màng lọc, màn chắn để loại bỏ rác; sử dụng bể lắng, bể nông để tách các chất hữu cơ và vô cơ khác.
Xử lý hoá lý
Mặc dù đã qua xử lý cơ học, nhưng bản chất của chất thải vẫn còn nhiều hạt bẩn li ti và rất khó để lọc ra khỏi. Để xử lý chúng tại bước thì thì bạn cần một chất khiến chúng kết dính lại với nhau. Đó là chất keo tụ.
Chất này có đặt điểm là phá huỷ sự ổn định – phá đi lớp ngoài của hạt bẩn có tính kết dính, khiến chúng kết dính lại với nhau. Mặc dù các khối hạt này đã được tạo ra nhưng trên cơ bản vẫn chưa thể lắng xuống được.
Cho nên, ở bước tiếp theo ta cần một loại hóa chất xử lý nước thải công nghiệp đặt biệt là chất trợ lắng. Tại đây các khối hạt bẩn sẽ hình thành dạng bông keo. Các bông keo này sẽ lắng xuống, cho phép nước thải đi ra bể lọc sơ cấp mà không bám hạt bẩn.
Xử lý sinh học
Khi đã qua xử lý hoá lý, trong thành phần của nước vẫn còn chứa nhiều chất hữu cơ cần được loại bỏ. Tại đây, chất bẩn sẽ được đưa vào bể xử lý sinh học (hay còn gọi là xử lý nước thải bằng vi sinh). Phương pháp này sử dụng vi sinh vật (đa số là vi sinh vật trong chất thải) phân giải các chất hữu cơ, chuyển hóa thành những chất an toàn, không gây hại cho môi trường.
Xử lý khử trùng
Nước thải sau khi được xử lý sinh học thì bước tiếp theo sẽ được khử trùng. Tại đây, hoá chất khử trùng sẽ được thêm vào nước thải qua hệ thống định lượng, hóa chất này sẽ phá đi màng vi sinh vật có trong nước. Nhờ vậy mà sản phẩm nước cuối cùng được đưa ra môi trường đạt chuẩn tốt nhất theo quy định.
Hy vọng những kiến thức trên sẽ giúp bạn có thêm sự hiểu biết thông tin xoay quanh khái niệm nước thải công nghiệp và những vấn đề trong quy trình xử lý nước thải công nghiệp.
Để lại một phản hồi