ERP là gì? Các giải pháp ERP hiệu quả cho doanh nghiệp

ERP là gì?
ERP là gì?

Qua những năm gần đây, xu hướng ứng dụng công nghệ giúp quản lý doanh nghiệp ngày càng trở nên dễ dàng và phát triển hơn. Một trong những phần mềm giúp theo dõi, kiểm tra, đánh giá được tình trạng công ty như thế nào đó chính là phần mềm ERP (Enterprise Resource Planning). Sau đây hãy cùng GESO tìm hiểu những lợi ích và vai trò của các giải pháp ERP mang lại cho doanh nghiệp.

Các giải pháp ERP tốt nhất hiện nay
Các giải pháp ERP tốt nhất hiện nay

Xu hướng ERP gần đây tại Việt Nam

Những năm trở lại đây, thị trường về giải pháp ERP dần trở nên sôi động và phát triển mạnh mẻ, mở rộng hơn. Bởi vì tính tối ưu cũng như sự tiện lợi mà ERP mang lại nên càng ngày càng có nhiều doanh nghiệp muốn hoàn thiện công tác tổ chức, quản lý để việc sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực trong quá trình sản xuất và kinh doanh.

Mức giá phải chăng và chất lượng mang lại từ thị trường giải pháp phần mềm ERP tại Việt Nam sẽ là những sự lựa chọn phù hợp cho các doanh nghiệp tùy theo nhu cầu và quy mô tổ chức. Có thể kể đến một số phần mềm ERP nổi tiếng như: AMIS.VN, ERP Microsoft Dynamic, ERP Oracle, ERP SAP Business One, Open Bravo, Apache Ofbiz,… Ngoài ra còn có các giải pháp phần mềm cho doanh nghiệp đơn giản, miễn phí phù hợp với quy mô nhỏ và lẻ.

Các phần mềm ERP phổ biến hiện nay
Các phần mềm ERP phổ biến hiện nay

ERP là gì?

Sau đây là các khái niệm về phần mềm ERP:

Phần mềm ERP là gì?

Erp là viết tắt của từ gì? Là viết tắt của từ Enterprise Resource Planning.

Phần mềm ERP được hiểu là một mô hình công nghệ tích hợp các ứng dụng tạo thành các module cho 1 gói phần mềm duy nhất, giúp tự động hoá tất cả các hoạt động liên quan tới tài nguyên, nhân lực của doanh nghiệp. Mục đích của ERP là tạo ra một hệ thống dữ liệu tự động hợp nhất và xuyên suốt qua các phòng ban và trong khâu hoạt động của sản xuất – kinh doanh.

Hệ thống ERP là gì?

Hệ thống ERP hay còn được gọi là ERP System là hoạch định nguồn lực doanh nghiệp hay còn được gọi bằng tên phổ biến là phần mềm quản trị (nguồn lực) doanh nghiệp, chính là quá trình quản lý tích hợp các chu trình kinh doanh cốt lõi, thường là theo thời gian thực, được thực hiện với sự trợ giúp trung gian của công nghệ và phần mềm.

Điểm nổi bật của giải pháp ERP là gì?

Những lợi ích mà ERP đem lại cho doanh nghiệp cũng chính là những giải pháp giúp việc quản lý được hiệu quả hơn.

Sau đây là những lợi ích mà giải pháp phần mềm ERP mang lại:

  • Có khả năng tự đồng bộ và tích hợp các quy trình hoạt động chính trong doanh nghiệp, giúp tiết kiệm được thời gian và chi phí đầu tư, hỗ trợ ra quyết định kinh doanh một cách nhanh chóng hơn, giúp giảm thiểu sự trùng lặp, tạo được sự thống nhất.
  • Giải pháp ERP có sự linh động cao, tạo điều chỉnh dễ dàng khi cần thay đổi như: Giao diện ERP dễ sử dụng, tích hợp và mở rộng, linh hoạt và vận hành ở bất cứ nơi đâu.
  • Không giới hạn về quy mô, loại hình kinh doanh của doanh nghiệp, dễ dàng tùy chỉnh quy trình theo từng nhu cầu, từng ngành, đảm bảo hoạt động tốt các quy trình nghiệp vụ.
Tính ứng dụng của phần mềm ERP
Tính ứng dụng của phần mềm ERP

Các giải pháp ERP phổ biến, hiệu quả hiện nay

Phần mềm ERP đóng gói

Giải pháp phần mềm ERP đóng gói là phần mềm mà các nhà cung cấp đã nghiên cứu và tích hợp từ các khảo sát hay nhu cầu thực tế ở các nghiệp vụ, tập hợp những đặc điểm chung của doanh nghiệp, tạo thành một mô hình tổng thể với những chức năng cố định để phục vụ ở các lĩnh vực khác nhau.

Bạn có thể quan tâm: SAP là gì?

Ưu điểm của phần mềm ERP đóng gói

  • Ít tốn chi phí, dễ sử dụng, thời gian triển khai nhanh, không mất thời gian.
  • Thường xuyên cập nhật dựa vào những phân tích về nhu cầu mới của khách hàng.

Các phân hệ chức năng của ERP đóng gói bao gồm:

  • Quản lý tài chính – kế toán: quản lý vốn bằng tiền, công nợ phải thu/trả, tài sản cố định, sổ cái.
  • Quản lý hàng tồn kho
  • Quản lý bán hàng và phân phối
  • Quản mua hàng
  • Quản lý nhân sự
  • Báo cáo quản trị

Nhược điểm của phần mềm ERP đóng gói

ERP đóng gói với nghiệp vụ chức năng chỉ mang tính tổng quát nên với những doanh nghiệp có đặc thù riêng và cao thì giải pháp ERP này vẫn chưa có tác dụng và vai trò rõ rệt đối với những yêu cầu chuyên sâu của doanh nghiệp.

Phần mềm ERP viết theo yêu cầu

Giải pháp ERP viết theo yêu cầu là phần mềm được các nhà cung cấp thiết kế phù hợp với những đặc điểm, quy trình hoạt động của riêng doanh nghiệp để có thể đáp ứng tốt được các nghiệp vụ theo yêu cầu phát triển.

Các doanh nghiệp thường tìm đến loại phần mềm này là vì: muốn xây dựng mô hình kinh doanh, tạo sản phẩm khác biệt so với đối thủ cạnh tranh, đẩy nhanh quá trình “số hóa” để nâng cao lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Ưu điểm của ERP viết theo yêu cầu

Phần mềm được thiết kế riêng biệt phù hợp theo từng chức năng, yêu cầu đặc thù mà doanh nghiệp muốn hướng đến. Các chức năng của giải pháp ERP này sẽ đáp ứng được hầu hết các quy trình, hoạt động vận hành, đặc thù của doanh nghiệp và cả nhu cầu của khách hàng.

Ngoài việc được khảo sát, tư vấn tùy theo từng nhu cầu thực tế, doanh nghiệp cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ xuyên suốt trong quá trình triển khai ứng dụng cũng như trong công tác bảo trì, nâng cấp phần mềm,…

Nhược điểm của ERP viết theo yêu cầu

Vì giải pháp ERP này được viết theo từng đặc thù của mỗi doanh nghiệp nên sẽ khá mất nhiều thời gian cho việc khảo sát, tư vấn và xây dựng hệ thống, từ đó kéo dài thời gian triển khai và giá thành thiết kế phần mềm cũng sẽ cao hơn so với ERP đóng gói. Thời gian trung bình để hoàn thiện giải pháp thường mất từ 6 tháng đến 1 năm.

Để có thể triển khai theo mong muốn của riêng doanh nghiệp, nên chi phí cần phải trả thêm cho việc khảo sát tư vấn, bảo trì hay nâng cấp.

Phần mềm ERP nước ngoài

Hiện nay, tại Việt Nam có khá nhiều phần mềm ERP nước ngoài đang được sử dụng khá phổ biến và có độ tin cậy khá cao như: Oracle ERP, Microsoft Dynamic, Sage ERP, ERP SAP,…

Phần mềm ERP nước ngoài
Phần mềm ERP nước ngoài

Ưu điểm của phần mềm ERP nước ngoài

Giải pháp ERP nước ngoài đa số có đặc điểm chung là bề dày kinh nghiệm cao, đã áp dụng thành công tại các doanh nghiệp lớn, nhỏ trên toàn thế giới, Vì vậy, sản phẩm cũng được xây dựng trên nền tảng công nghệ cao cùng với quy trình quản lý được chuẩn hóa, đem lại sự chuyên nghiệp khi áp dụng và triển khai. Chính vì thế, giải pháp này mang lại được sự tin cậy và an tâm cho người dùng.

Nhược điểm của phần mềm ERP nước ngoài

Nhược điểm lớn nhất đó chính là vấn đề chi phí. Đối với những phần mềm ERP nước ngoài này thường có giá thành rất đắt đỏ và tốn kém, để sử dụng được chúng, doanh nghiệp phải trả thêm các khoản phí cho bản quyền hay việc triển khai,…Vậy nên tổng chi phí cần phải bỏ ra cho ERP này là không hề nhỏ, khoảng từ chục ngàn đến vài trăm ngàn USD và vì được phát triển bởi các đơn vị cung cấp quốc tế nên hầu như không phù hợp với doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ.

Một số phần mềm của ERP ngoại này vẫn chưa đáp ứng được nghiệp vụ của các doanh nghiệp tại Việt Nam, nhất là phân hệ kế toán – một Module khá quan trọng trong hệ thống ERP. Ở Việt Nam, các thông tư, quyết định thường xuyên được thay đổi và cập nhật, vậy nên khá ảnh hưởng đến các doanh nghiệp khi áp dụng giải pháp ERP ngoại, chưa thật sự phù hợp với môi trường kinh doanh tại Việt Nam. Vậy nên, các doanh nghiệp cần cân nhắc trước khi chọn giải pháp ERP này.

Bạn có thể quan tâm: Các phần mềm ERP hiện nay

ERP là gì?
ERP là gì?

Với những giải pháp phần mềm cho doanh nghiệp nêu trên thì mỗi phần mềm đều có ưu và nhược điểm riêng của chúng. Để có thể lựa chọn giải pháp phù hợp với yêu cầu và đặc thù riêng thì doanh nghiệp nên cân nhắc và nghiên cứu kỹ lưỡng, xác định rõ nhu cầu và mục đích sử dụng của bản thân doanh nghiệp để đưa ra được phương hướng chính xác nhất. 

Hy vọng rằng với những phân tích về các giải pháp ERP phổ biến tại Việt Nam hiện nay như trên sẽ có thể giúp các doanh nghiệp lựa chọn đúng đắn giải pháp phù hợp cho mình.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*