Hướng nghiệp cho người khuyết tật

Hướng nghiệp cho người khuyết tật ảnh đại diện

Chào phụ huynh và các bạn học sinh! Trong cuộc sống, không phải ai sinh ra cũng may mắn có được cơ thể lành lặn. Nhiều người bạn của chúng ta bị khiếm khuyết, nhưng họ có một trí óc thông minh, lành lặn, có thể làm việc tốt như bao người khác. Họ vẫn có thể làm việc, đóng góp cho xã hội được. Trong bài viết này, mình sẽ hỗ trợ hướng nghiệp cho người khuyết tật, giúp họ tìm được một công việc ổn định, sống tốt và hạnh phúc.

Hướng nghiệp cho người khuyết tật

Trước hết, ta cùng tìm hiểu một chút về người khuyết tật nhé!

Thế nào là người khiếm khuyết ?

Người khuyết tật vẫn có thể sống vui vẻ, hòa đồng với mọi người
Người khuyết tật vẫn có thể có cuộc sống vui vẻ như thường

Chúng ta ai cũng từng thấy có người bị khiếm thính, họ không thể nghe được nên họ không nói được. Có người bị khiếm thị, họ không thấy được nhưng họ có thể nghe, có thể nói. Tất cả những người như vậy gọi chúng là người khuyết tật.

Các dạng khuyết tật

Thep văn bản 763 – VBHN – Bộ Lao động, thương binh & Xã hội quy định chia các dạng khuyết tật ra như sau:

  1. Khuyết tật vận động là tình trạng giảm hoặc mất chức năng cử động đầu, cổ, chân, tay, thân mình dẫn đến hạn chế trong vận động, di chuyển.

    Người khuyết tật vẫn có thể chơi thể thao như thường
    Không gì có thể ngăn cản niềm đam mê
  2. Khuyết tật nghe, nói là tình trạng giảm hoặc mất chức năng nghe, nói hoặc cả nghe và nói, phát âm thành tiếng và câu rõ ràng dẫn đến hạn chế trong giao tiếp, trao đổi thông tin bằng lời nói.

    Người khiếm thính
    Hãy học ngôn ngữ ký hiệu để có thể nghe được “họ” nhé!
  3. Khuyết tật nhìn là tình trạng giảm hoặc mất khả năng nhìn và cảm nhận ánh sáng, màu sắc, hình ảnh, sự vật trong điều kiện ánh sáng và môi trường bình thường.

    Người khiếm thị
    Người khiếm thị cần nhiều sự giúp đỡ người khác.
  4. Khuyết tật thần kinh, tâm thần là tình trạng rối loạn tri giác, trí nhớ, cảm xúc, kiểm soát hành vi, suy nghĩ và có biểu hiện với những lời nói, hành động bất thường.
  5. Khuyết tật trí tuệ là tình trạng giảm hoặc mất khả năng nhận thức, tư duy biểu hiện bằng việc chậm hoặc không thể suy nghĩ, phân tích về sự vật, hiện tượng, giải quyết sự việc.
  6. Khuyết tật khác là tình trạng giảm hoặc mất những chức năng cơ thể khiến cho hoạt động lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn mà không thuộc các trường hợp được quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này.

Mức độ khuyết tật

Cũng theo văn bản trên, mức độ khuyết tật được chia ra thành các dạng như sau:

  1. Người khuyết tật đặc biệt nặng là những người do khuyết tật dẫn đến mất hoàn toàn chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn.

    Người khuyết tật nặng cần sự giúp đỡ của người khác
    Người bị khuyết tật nặng cần rất nhiều sự hỗ trợ.
  2. Người khuyết tật nặng là những người do khuyết tật dẫn đến mất một phần hoặc suy giảm chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được một số hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc.
  3. Người khuyết tật nhẹ là người khuyết tật không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.

Người khuyết tật sẽ hoạt động, làm việc khó khăn hơn nhiều so với người bình thường.

Người khuyết tật cần nhiều sự hỗ trợ và động viên của mọi người
Người khuyết tật cần nhiều sự động viên, khích lệ của mọi người

Tưởng tượng nếu bạn bị gãy tay, hoặc gãy chân, hoặc mắt bạn bị cận thị, khi ấy mọi hoạt động, sinh hoạt bình thường đều trở nên khó khăn và khó chịu hơn.

Thật may là vết thương rồi cũng sẽ lành. Nhưng với người khuyết tật, họ sẽ phải sống với sự khiếm khuyết đó cả đời.

Vì thế, người khiếm khuyết sẽ gặp khó khăn nhiều hơn trong sinh hoạt, trong cuộc sống, trong việc tìm kiếm một công ăn việc làm.

Hướng nghiệp cho người khuyết tật nên làm nghề gì ?

Với sự phát triển của công nghệ, sự xuất hiện cuộc cách mạng 4.0, con người giờ đây có thể làm việc qua mạng kiểu freelance. Cơ hội làm việc đã rộng mở hơn rất nhiều đối với người khiếm khuyết.

Người khuyết tật vẫn có thể làm việc tốt như thường
Có rất nhiều sự lựa chọn nghề nghiệp cho người khuyết tật

Những ngành nghề, công việc mà người khuyết tật có thể làm được như sau:

  • Ngành Công nghệ thông tin
    • Lập trình viên – Developer
    • Nhân viên kiểm thử phần mềm – Tester
    • Nhân viên thiết kế – Designer
    • Kỹ sư phân tích dữ liệu – Data Engineer
    • và rất nhiều vị trí khác trong lĩnh vực Công Nghệ Thông Tin
  • Điện thoại viên
  • Nhân viên chăm sóc khách hàng
Người khuyết tật có thể làm công việc công nghệ thông tin
Công Nghệ Thông Tin đã mở ra chân trời mới cho rất nhiều người

Đối với những người khuyết tật có thể nhìn, sử dụng máy tính tốt thì họ có thể tìm việc trong ngành Công Nghệ Thông Tin. Ngành Công nghệ thông tin – IT đang rất hot và đang là xu hướng trong tương lai. Nó mở ra rất nhiều cơ hội để họ có thể phát triển và đóng góp cho xã hội.

Những tổ chức, chương trình hỗ trợ việc làm cho người khuyết tật

Những người khuyết tật nổi tiếng

Helen Keller (1880 – 1968)

Helen Keller với cô giáo của mình lúc nhỏ
Helen Keller bên cô giáo Anne Sullivan

Bà tên Helen Adams Keller. Bà mắc một căn bệnh lúc 19 tháng tuổi khiến bà không thể thấy và nghe. Cô bé Helen đã trở nên cáu bẳn, khó tính, khó gần.

Cuộc đời bà thay đổi khi bà gặp cô giáo Anne Sullivan, một cô giáo đã tốt nghiệp trường khiếm thính.

Cô giáo Anne đã truyền cảm hứng và kích hoạt mở lối thành công cho bà. Bà là người khiếm thính, khiếm thị đầu tiên đạt được bằng cử nhân nghệ thuật.

Helen Keller đã truyền cảm hứng cho người khuyết tật ở khắp mọi nơi
Helen Keller đã đi khắp nơi để truyền cảm hứng, động viên, an ủi, chữa lành cho mọi người

Bà đã có đóng góp rất nhiều cho xã hội và nhân loại. Một trong những câu nói rất hay của bà:

  • “Chúng ta sẽ chẳng thực sự hạnh phúc cho đến khi làm cuộc đời của người khác trở nên tươi sáng hơn”.

Bạn đọc có thể tìm thêm về bà tại Wikipedia hoặc mua cuốn sách truyện Danh nhân thế giới – rất sinh động và thú vị.

Nick Vujicic (sinh năm 1982)

Chàng trai khuyết tật nhưng đầy nghị lực Nick Vujicic
Đây là Nick Vujicic – chàng trai đầy nghị lực của chúng ta

Khác với Helen Keller, anh chàng Nick Vujicic sinh ra với đầy đủ khả năng nghe, nhìn, nói. Tuy nhiên, anh không có tay chân.

Những gì anh có thể điều khiển chỉ là một ngón chân nhỏ ở phía bên trái phía dưới.

Tuổi thơ, thời đi học anh phải đối mặt với vô vàn vất vả ở trường lớp. Hoạt động, sinh hoạt,… mọi thứ rất bất tiện. Anh từng băn khoăn không biết mục đích của mình đến với cuộc đời để làm gì.

Anh đã từng có ý định tự tử.

Chàng trai Nick Vujicic dù khuyết tật vẫn đi khắp nơi truyền cảm hứng cho mọi người
Nick đã đi khắp nơi để truyền cảm hứng cho mọi người

Nhưng rồi, anh nhận ra cũng có nhiều người giống mình. Họ vẫn sống, vẫn nỗ lực mỗi ngày. Anh có được cảm hứng. Anh tìm cách tự thực hiện những hoạt động cơ bản (đánh răng, rửa mặt) mà không cần sự trợ giúp…

Anh tốt nghiệp đại học. Anh trở thành diễn giả truyền động lực cho những thanh thiếu niên ở nhiều nơi trên thế giới.

Stephen Hawking (1942 – 2018)

Stephen William Hawking sinh năm 1942 tại Anh. Thời niên thiếu, ông tốt nghiệp đại học Oxford và học cao học tại đại học Cambridge.

Nhà khoa học Stephen Hawking
Stephen Hawking thời điểm ông đã bị liệt, phải ngồi xe lăn

Năm 21 tuổi, bác sĩ chẩn đoán ông bị mắc bệnh thần kinh vận động và chỉ có thể sống thêm được 2 năm nữa. Ông đã từng bị trầm uất.

Tuy nhiên, điều đó không thể ngăn cản ông tiếp tục sống và cống hiến, nghiên cứu cho khoa học.

Ông đã có rất nhiều đóng góp cho ngành Vật Lý, Vũ trụ, Thiên văn học. 

Các bạn có thể tìm đọc cuốn Lược sử thời gian hoặc Vũ trụ trong vỏ hạt dẻ của ông trên mạng.

Kết

Để có thể sống tốt và hạnh phúc, nhiều người khuyết tật đã có một suy nghĩ tích cực hơn. Họ đã tìm thấy đam mê, động lực sống, ý nghĩa cho cuộc đời của mình.

Người khuyết tật vẫn chơi và đá banh như thường
Dù bị khuyết tật vẫn vui chơi như thường

Trong thời đại 4.0 này, mọi người có thể làm việc qua mạng – online, mọi thứ đã dễ dàng hơn rất nhiều rồi. Chúc các bạn luôn giữ được tinh thần lạc quan, tìm thấy ý nghĩa cuộc sống, tìm được một công việc tốt cho mình!

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*