Trong thời đại số hiện nay, khởi nghiệp là một khái niệm được rất nhiều người trẻ quan tâm. Nhưng nó luôn là mối lo ngại với rất nhiều người. Bởi lẻ, khởi nghiệp chẳng dễ dàng thành công như mọi người tưởng tượng. Đó cũng chính là một phần lý do cho khái niệm về Lean Startup ra đời.
Bài viết liên quan:
- Logistic và quản lý chuỗi cung ứng là gì? Học xong ra làm gì?
- Hàng tồn kho là gì? Những điều cần biết về hàng tồn kho
- Kỹ thuật quản lý thời gian theo phương pháp Pomodoro là gì?
Mục Lục
Lean Startup là gì?
Lean Startup hay khởi nghiệp tinh gọn là phương pháp với một quy trình rút gọn nhằm giúp các nhà khởi nghiệp có thể nhanh chóng phát triển sản phẩm và đem lại giá trị cao trong thời gian ngắn nhất cho khách hàng. Nhờ Lean Startup mà các chủ doanh nghiệp có thể giảm thiểu được rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động. Nói một cách nôm na và đơn giản nhất thì Lean Startup chính là khởi nghiệp theo hướng tối giản và hiệu quả.
>>> Bạn có thể quan tâm: https://fmit.vn/tin-tuc/ky-nang-giao-tiep
Tại sao Lean Startup lại cần thiết
Trong thời đại xã hội mới hiện nay, mọi thứ điều xảy ra rất nhanh chóng và luân phiên thay đổi không ngừng nghỉ. Vì vậy, mỗi doanh nghiệp hay các nhà khởi nghiệp trẻ luôn đòi hỏi và cần phải ưu tiên cách làm việc nhanh nhẹn, linh hoạt, hiệu quả cao trong mọi hoạt động. Đó là lý do tại sao chúng ta cần phải nghĩ đến Lean Startup để hỗ trợ một phần trong việc khởi đầu một dự án trong một công ty lớn hay một công ty nhỏ mới thành lập.
Lợi ích của mô hình Lean Startup mang lại
Tạo ra sản phẩm đúng với nhu cầu của thị trường
Nhờ vào sự kiểm thử và phản hồi mà Lean Startup đem lại, các doanh nghiệp có thể tạo ra liên tục các sản phẩm hoàn thiện dựa vào nhu cầu gần nhất của khách hàng. Một khi khách hàng có thiện cảm và có những phản hồi tích cực về các sản phẩm và dịch vụ mà công ty cung cấp thì chắc chắn việc nâng cấp và cho ra đời của các sản phẩm/dịch vụ sau dễ dàng hơn rất nhiều.
>>> Đọc thêm: Vai trò của kế toán quản trị
Giảm thiểu rủi ro cho các doanh nghiệp
Với các sản phẩm khi được tung ra thị trường không hẳn là sẽ thành công được 100%. Vì vậy, với việc áp dụng theo mô hình Lean Startup sẽ giảm bớt được một số rủi ro, rút ngắn được thời gian thực hiện và cả nguồn nhân lực cho công ty.
Công việc sẽ được tối giản, hiệu quả hơn.
Với Lean Startup các nhà phát triển sản phẩm chỉ cần tập trung vào giá trị cốt lõi của sản phẩm để cố gắng đem lại doanh thu cao nhất cho doanh nghiệp trong một thời gian ngắn và rất ít tốn công sức.
Thu hút được nhiều người dùng
Tiếp cận trực tiếp tới nhu cầu của khách hàng một cách nhanh chóng và nhận được sự phản hồi tích cực từ họ. Với bản chất thay đổi liên tục và luôn mang lại hiệu quả cao trong từng sản phẩm chắc chắn sẽ nhận được sự quan tâm cao từ khách hàng.
>>> Tham khảo thêm: https://fmit.vn/tin-tuc/chien-luoc-la-gi
Học hỏi, cải tiến có kiểm chứng
Lean Startup luôn học hỏi và nâng cấp liên tục trực tiếp từ chính nhu cầu và phản hồi của khách hàng. Từ đó có được nhiều kinh nghiệm từ các công đoạn rất nhỏ sau mỗi lần nâng cấp, cải tiến các sản phẩm mới.
Sơ lược quy trình của Lean Startup
- Thứ nhất là xây dựng: Ở khâu này ta lựa chọn 1 hoặc vài tính năng của sản phẩm mới để tung ra thị trường với phiên bản đầu tiên.
- Tiếp theo là đo lường, kiểm chứng sản phẩm: Để có được sự phản hồi trực tiếp từ khách hàng ta phải đưa sản phẩm tới đúng khách hàng mục tiêu.
- Cuối cùng là học hỏi: Tiếp nhận sự phản hồi và đóng góp từ khách hàng. Công ty phải có sự nâng cấp, cải tiến để các sản phẩm/dịch vụ sau được hoàn thiện và phát triển hơn.
Lean Startup hiện đang được rất nhiều bạn trẻ quốc tế và Việt Nam đón nhận. Có nhiều người hiện nay, nhầm lẫn giữa Lean Startup và Agile. Bởi vì, Lean Startup chính là một phương pháp nhỏ nằm trong mô hình của agile.
>>> Tham khảo khóa học về quản trị dự án ở học viện FMIT.
Để lại một phản hồi