Dấu hiệu nhận biết máy in hết mực và cách xử lý

máy in báo hết mực

Khi máy in sắp cạn mực mà không được phát hiện và xử lý kịp thời, có thể ảnh hưởng đến hiệu suất của máy in. Dấu hiệu máy in hết mực tùy thuộc vào từng loại máy nên cần quan sát máy in khi báo lỗi. 

Các dấu hiệu máy in hết mực thường gặp nhất

Khi máy in sắp hết mực, có một số dấu hiệu mà bạn có thể nhận biết. Dưới đây là một số dấu hiệu máy in hết mực cần được nạp hoặc thay thế hộp mực.

Xuất hiện vệt trắng trên trang in 

Đây là cách nhận biết máy in hết mực dễ thấy nhất. Khi một bản in được in ra nhưng mực đã hết, sẽ xuất hiện những vệt trắng chạy dọc từ trên xuống dưới ở vị trí giữa trang. Trong một số trường hợp, có thể xuất hiện ở mép giấy bên trái hoặc bên phải.

Bản in xuất hiện vệt trắng dọc trên trang in
Bản in xuất hiện vệt trắng dọc trên trang in

Phương pháp này thường được áp dụng cho các dòng máy in không có màn hình thông báo, như Canon LBP 2900, 3200, HP Jet 1105. Đối với những máy in có màn hình thông báo, có thể nhận biết tình trạng hết mực qua việc quan sát chất lượng in ấn trên bản in.

Thông báo qua đèn báo của máy in

Các dòng máy in hiện đại thường được trang bị tính năng cảnh báo mực hết thông qua đèn thông báo tích hợp trên máy. Một số mẫu máy in như Brother HL-2130, HL-2140, HL-2366, HL-2360; HP 2015, 2035, 2055 và Canon 3300 là những ví dụ điển hình cho tính năng này.

Đèn hiệu máy in nhấp nháy
Đèn hiệu máy in nhấp nháy

Dấu hiệu máy in hết mực qua thông báo trên màn hình hiển thị

Máy in báo hết mực trên màn hình hiển thị LCD là dấu hiệu cho thấy máy in đã sử dụng hết mực, và điều này áp dụng cho nhiều máy in. Hiển thị các thông báo như Toner empty, Toner low, Replace toner cartridge, Replace toner, Toner exhausted là những ví dụ điển hình khi máy in báo hết mực.

Màn hình LCD cảnh báo máy in hết mực
Màn hình LCD cảnh báo máy in hết mực

Một số máy in như Samsung M2020 và Samsung M2070, còn có tính năng cài đặt để hiển thị cảnh báo khi mực in sắp hết ở các mức khoảng 10%, 20%, hoặc 30%.

Dấu hiệu máy in hết mực bằng lượng giấy đã in trước 

Cách kiểm tra máy in hết mực này là một phương pháp đơn giản và hữu ích, đặc biệt là với những dòng máy in không có màn hình hiển thị. Bạn cần xác định mỗi hộp mực in có thể in được bao nhiêu trang, sau đó tự ước lượng lượng mực đã sử dụng.

Ví dụ, máy in Canon 2900 có độ phủ mực quy định là 5%, có thể in được tối đa khoảng 1500 trang, tương đương với 3 ream giấy (1500 tờ). Thông số về tổng lượng bản in thường được thể hiện trong hướng dẫn sử dụng hoặc được ghi rõ trên bảng thông số kỹ thuật.

Dựa vào lượng giấy còn lại để kiểm tra lượng mực
Dựa vào lượng giấy còn lại để kiểm tra lượng mực

Phương pháp này đòi hỏi bạn phải quan sát và ước lượng tổng lượng bản in mà máy đã thực hiện để có con số chính xác nhất. Điều này đòi hỏi sự chú ý và theo dõi đều đặn để đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy trong việc đánh giá hiệu suất của máy in.

Một số chức năng in không hoạt động

Khi mực in đã cạn hoặc ở mức rất thấp, một số chức năng in có thể không hoạt động đúng, gây ra tình trạng bản in không đạt được độ sắc nét mong muốn và có thể xuất hiện vết mờ. Đây là cũng là một cách nhận biết máy in hết mực đơn giản trong quá trình sử dụng.

Xem thêm thông tin: Bí quyết chọn mua máy photocopy thanh lý chất lượng

Cách khắc phục khi có dấu hiệu máy in hết mực

Mặc dù nhiều người đã nhận biết các dấu hiệu trên, nhưng vẫn thường gặp khó khăn khi đối mặt với tình trạng máy in hết mực. Để giải quyết vấn đề này, thường có hai cách xử lý: thay mới hoặc đổ thêm mực.

Đổ mực lại cho máy in

Trong trường hợp máy in hết mực, bạn thử lắc đều hộp mực, sau đó lắp lại vào máy và thực hiện lệnh in như bình thường. Sau khi bạn đã xử lý tình trạng gấp, nên xem xét việc đổ mực lại cho máy để đảm bảo sự liên tục và chất lượng trong quá trình in.

Việc đổ mực máy in đúng cách và đúng loại mực mang lại hiệu suất đáng kể, vì khi máy in được chăm sóc đúng đắn, bản in sẽ được đảm bảo chất lượng cao, rõ nét và tiết kiệm chi phí. Để thực hiện quy trình này một cách hiệu quả, bạn có thể liên hệ với các địa chỉ uy tín chuyên cung cấp dịch vụ đổ mực máy in để nhận sự hỗ trợ và tư vấn chi tiết.

Thay hộp mực mới

Trong tình huống khẩn cấp khi bạn thấy dấu hiệu máy in hết mực, một giải pháp tự sửa có thể là lấy hộp mực ra, lắc đều, và sau đó lắp lại để tiếp tục in ấn. Đây là một cách “cứu cánh” nhanh chóng trong trường hợp khẩn cấp, nhưng không là phương pháp khắc phục được khuyến khích thực hiện thường xuyên..

Sau khi hoàn thành việc in tài liệu quan trọng, đề xuất ngay lập tức đổ mực máy in để giảm thiểu rủi ro làm hỏng máy. Điều này giúp duy trì chất lượng in ấn, kéo dài tuổi thọ của máy và giảm khả năng xuất hiện các vấn đề kỹ thuật trong quá trình sử dụng.

Phương pháp này có ưu điểm về chi phí rẻ, nhất là cho máy in sử dụng tại gia đình hoặc văn phòng nhỏ, nhưng cần lưu ý rằng đây chỉ là một giải pháp tạm thời và không phải là biện pháp lâu dài và hiệu quả nhất.

Hướng dẫn thay mực tại nhà

Thay mực máy in tại nhà là một công việc đơn giản nhưng cần thực hiện đúng theo hướng dẫn của từng loại máy in cụ thể. Dưới đây là một hướng dẫn tổng quát cho cả 2 cách: thay mực mới và đổ thêm mực.

Cách đổ lại mực cho máy in

Việc thay mực in tại nhà có thể thực hiện dễ dàng với một số bước đơn giản, bạn chỉ cần tham khảo và áp dụng một số kỹ năng sẵn có. Dưới đây là một số bước cơ bản giúp bạn thay mực in đúng cách:

  • Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ chính gồm 1 cái kìm có mũi nhọn, 1 tua vít 2 đầu kích thước nhỏ, 1 tua vít có 4 cạnh to, 1 lọ mực mới, chổi sơn quét mực khô, khăn giấy mềm và 1 chiếc phễu để đổ mực.
  • Bước 2: Bạn cần tháo từng bộ phận của hộp mực một cách cẩn thận để đảm bảo quy trình thay thế diễn ra mượt mà và hiệu quả. Sử dụng tua vít 4 cạnh để tháo rời ốc tại vị trí đầu bánh răng trống, sau đó tháo ốp ở đầu trống. Kéo phần nắp che trống để tiếp cận chốt inox nhỏ màu trắng, sau đó lấy kìm mũi nhọn để rút chốt. 
  • Bước 3: Đổ mực thải ra ngoài sau khi tháo rời trống, trục cao áp,  gạt lớn và hãy đổ mực thải ra ngoài. Cuối cùng, lắp gạt lớn, trống và trục cao áp trở về trạng thái ban đầu. Người thay mực in cần đảm bảo thực hiện các bước này một cách cẩn thận.
Tiến hành đổ mực mới vào hộp mực
Tiến hành đổ mực mới vào hộp mực
  • Bước 4: Bạn nên vệ sinh hộp mực và kiểm tra thiết bị một cách cẩn thận Trước khi đổ mực mới, người thực hiện hãy đảm bảo vệ sinh sạch sẽ hộp mực. Loại bỏ bụi mực khô, kiểm tra và thay thế linh kiện hao mòn, xuống cấp để đảm bảo bản in đạt chất lượng tốt nhất.
  • Bước 5: Bạn đổ mực mới vào hộp mực cũ. Sử dụng phễu đã chuẩn bị, đặt lên phần nắp của hộp mực và đổ mực mới vào. Sau đó, lắp lại các bộ phận máy in như vị trí ban đầu.
  • Bước 6: Bạn nên lắp ráp các bộ phận vào hộp mực và máy in. Bạn cũng cần kiểm tra toàn bộ các bộ phận và ốc vít đã được lắp đặt hoàn chỉnh trước khi bật công tắc máy in.
  • Bước 7: Bạn nên in kiểm tra trước khi hoàn tất. Chắc chắn rằng bạn kiểm tra chất lượng của bản in trước khi coi quá trình thay hộp mực in là hoàn tất. Chất lượng bản in  là kết quả quan trọng của quy trình này, vì vậy đừng bỏ qua bước kiểm tra này.

Cách thay hộp mực mới

Nếu bạn lựa chọn khắc phục bằng cách lắp hộp mực mới thì hazy thực hiện theo quy trình sau đây:

  • Bước 1: Mở phần nắp máy in ở phía trên và đóng kín miếng chặn giấy. 
  • Bước 2: Bạn thực hiện gỡ hộp mực cũ ra khỏi máy in. 
  • Bước 3: Nhẹ nhàng tháo hộp mực mới khỏi túi bảo vệ. 
  • Bước 4: Bạn hãy lắc nhẹ hộp mực mới khoảng 5-6 lần để đảm bảo mực được phân bố đều bên trong. 
  • Bước 5: Bạn kéo băng dính ra thẳng theo hướng ngang, tránh làm bết keo để không ảnh hưởng đến chất lượng mực. 
Thay hộp mực mới vào máy in
Thay hộp mực mới vào máy in
  • Bước 6: Đặt hộp mực mới vào vị trí của nó. 
  • Bước 7: Đóng lại nắp máy in ở phía trên.
  • Bước 8: Cuối cùng, để hoàn tất quy trình thay thế hộp mực trên máy in, người dùng nên thực hiện một bản in thử để đảm bảo rằng mọi thay đổi và cài đặt mới đều hoạt động đúng như mong đợi.

Cách chọn mực in phù hợp với từng loại máy in

Hiện nay, do đa dạng nhu cầu sử dụng, người dùng có thể lựa chọn từ nhiều loại mực máy in khác nhau. Để đảm bảo máy in hoạt động tốt nhất và tạo ra các bản in chất lượng, người dùng quan trọng nhất là phải tham khảo và nhờ tư vấn kỹ lưỡng.

Dưới đây là 2 các cách thông dụng nhất để phân loại mực máy in. Phụ thuộc vào đặc điểm của máy, đời sản phẩm và chất liệu giấy in sẽ yêu cầu người dùng sử dụng phù hợp loại mực cho máy in. 

Phân loại theo thiết kế

Hộp mực tích hợp: Kết hợp từ nhiều hộp mực nhỏ lại với nhau, thường sử dụng trong máy in màu. Khi một hộp mực nhỏ hết màu, bạn phải thay thế toàn bộ hộp mực. Điều này có thể làm tăng chi phí sử dụng máy in.

Hộp mực có ống độc lập: Khắc phục nhược điểm của hộp mực tích hợp. Có thể thay thế từng hộp mực một và tận dụng được các hộp mực còn lại, giúp tiết kiệm chi phí và giảm thiểu lãng phí môi trường.

Lưu ý rằng sự lựa chọn giữa hai loại hộp mực này phụ thuộc vào nhu cầu và ưu tiên cá nhân của người sử dụng.

Phân loại theo dạng mực

Mực máy in được phân loại theo nhiều dạng khác nhau như lỏng, đặc, mực nhuộm Dye, mực dầu Pigment, và mực dạng bột. Mỗi dạng mực này phù hợp với loại máy in cụ thể, như sau:

  • Mực dạng lỏng: Thường được sử dụng trong máy in phun và được bơm qua vòi nhỏ ở đầu in trước khi phun lên giấy. Tạo ra các bản in sắc nét, sống động, và màu sắc rực rỡ hơn. Bên cạnh đó thời gian khô của nó là khá lâu.
  • Mực dạng đặc: Đóng gói theo từng ống nhỏ, mực dạng đặc tan chảy bên trong khi máy in hoạt động. Sử dụng ống lăn mực đã tra dầu để tạo ra bản in hoàn chỉnh. Ngoài ra đây là dạng mực khá thân thiện với môi trường, in nhanh chóng, nhưng chi phí cao. 
  • Mực nhuộm Dye: Sử dụng công nghệ thăng hoa mực nhuộm, chuyển đổi mực từ dạng rắn sang hơi. Tạo ra các điểm màu trên giấy được xác định từ trước. Nhược điểm là nó tốn nhiều thời gian để khô và yêu cầu sử dụng giấy chuyên dụng.
  • Mực dầu Pigment: Sử dụng được trên nhiều bề mặt khác nhau, chi phí hợp lý. Bên cạnh đó nó không bị phai màu, không dễ lem nước, và có độ bám dính cao. Đây là loại mực rất phù hợp cho việc in văn bản, hình ảnh có tính lưu trữ.
  • Mực dạng bột: Phù hợp với máy in laser, có độ bền cao và chi phí in ấn rẻ. Mực dạng bột được biết đến với công suất hoạt động cao, mang lại hiệu suất đáng kể. Mặc dù giá thành có thể cao, nhưng hiệu suất và chất lượng in ấn được đánh giá cao.

Một số lỗi thường gặp khác của máy in

  • Lỗi kẹt giấy: Khi máy in gặp vấn đề kẹt giấy, quá trình in ấn sẽ bị gián đoạn. Các nguyên nhân có thể bao gồm giấy ẩm, giấy nhăn nheo, đặt giấy lệch trong khay nạp, hoặc sử dụng quá nhiều tờ giấy. Trục kéo giấy bị hao mòn hoặc bao lụa có thể cũng gây kẹt giấy. 
  • Máy in kéo giấy liên tục: Hiện tượng này xuất hiện khi máy kéo theo nhiều tờ giấy cùng một lúc, tạo ra sự rối loạn trong quá trình in. Điều này làm tăng thời gian sắp xếp giấy, tạo ra nguy cơ kẹt giấy, ảnh hưởng đến hiệu suất tổng thể của máy in.
  • Máy in báo lỗi không nhận giấy: Lỗi này thường xuất phát từ việc giấy chưa được đặt đúng cách trong khay, bị lệch, giấy nhăn nheo hoặc ẩm ướt. 
  • Lỗi bản in có chấm nhỏ hoặc vệt đen to đậm: Nguyên nhân chính là do trống sử dụng lâu ngày, có thể do ghim giấy rơi vào làm rách và xước mặt trống hoặc do trục cao su bị hỏng do khi đổ mực không vệ sinh kĩ linh kiện này. 
  • Lỗi in các vị trí không đều và tạo khoảng trống giữa: Do máy in bị hỏng trống, gây ra bản in vị trí in đậm, nhạt không đều. Cách khắc phục lỗi in các vị trí không đều bằng cách thay thế trống mới hoặc kiểm tra xem có dấu hiệu máy in hết mực hay không để thay mới.

Chúng tôi đã chia sẻ thông tin về nhận diện các dấu hiệu máy in hết mực và cung cấp các giải pháp. Khi bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu cho thấy máy in sắp cạn mực, hãy xử lý phù hợp với tình trạng của máy. Việc theo dõi máy in đều đặn là quan trọng để đảm bảo chúng luôn hoạt động mạnh mẽ và sẵn sàng để đáp ứng mọi nhu cầu.

Bài viết có thể bạn quan tâm

Giá máy photocopy: Tìm hiểu và so sánh

Nguyên nhân và cách khắc phục máy in bị kẹt giấy

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*