Chào các bạn, trong bài này mình sẽ giới thiệu những quy định về quy tắc tham gia giao thông đường bộ. Đủ tuổi đi xe rồi phải biết tí luật chứ nhỉ. Chơi game mà không biết luật thì dễ thua. Đi xe mà không biết luật thì dễ vi phạm lắm đấy. Nào cùng tìm hiểu nhé!
Mục Lục
I – Một số nội dung về Quy tắc giao thông đường bộ
(nguồn: Luật Giao thông đường bộ – 2008)
* Về hệ thống báo hiệu đường bộ
Hệ thống báo hiệu đường bộ gồm hiệu lệnh của người điều khiển giao thông; tín hiệu đèn giao thông, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu hoặc tường bảo vệ, rào chắn.
Riêng tín hiệu đèn giao thông có ba mầu, quy định như sau:
a) Tín hiệu xanh là được đi.
b) Tín hiệu đỏ là cấm đi.
c) Tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp; trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường.
* Về chấp hành báo hiệu đường bộ
1. Người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh và chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ.
2. Khi có người điều khiển giao thông thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.
3. Tại nơi có biển báo hiệu cố định lại có báo hiệu tạm thời thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của báo hiệu tạm thời.
Về người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp (Điều 30, 31)
1. Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy chỉ được chở một người, trừ những trường hợp sau thì được chở tối đa hai người:
a) Chở người bệnh đi cấp cứu;
b) Áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;
c) Trẻ em dưới 14 tuổi.
2. Người điều khiển xe đạp chỉ được chở một người, trừ trường hợp chở thêm một trẻ em dưới 7 tuổi thì được chở tối đa hai người.
Như vậy, để bảo đảm an toàn giao thông, tạo cơ sở thống nhất cho việc ban hành các văn bản dưới luật về xử phạt vi phạm hành chính, căn cứ vào tình hình thực tế, Luật Giao thông đường bộ đã quy định cụ thể về độ tuổi của trẻ em được chở thêm trên xe mô tô, xe gắn máy là dưới 14 tuổi và xe đạp là dưới 7 tuổi (Luật năm 2001 không quy định độ tuổi cụ thể).
Như vậy, người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy, xe đạp chỉ được chở tối đa 2 người và ít nhất một trong hai người đó phải là trẻ em dưới 14 tuổi (đối với xe mô tô, xe gắn máy) hoặc trẻ em dưới 7 tuổi (đối với xe đạp). Các trường hợp chở từ 2 người lớn trở lên (trừ trường hợp xe mô tô hai bánh, xe gắn máy chở người bệnh đi cấp cứu hoặc áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật) đều là hành vi vi phạm, không phụ thuộc vào tuổi của người được chở (kể cả chở 03 trẻ em vẫn bị coi là hành vi vi phạm).
3. Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy, xe đạp máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách.
Việc bổ sung quy định đội mũ bảo hiểm “có cài quai đúng quy cách” để làm căn cứ xử phạt những hành vi đội mũ bảo hiểm mang tính hình thức, không cài quai hoặc cài quai ngược, làm mất tính chất bảo vệ của mũ bảo hiểm, mất ý nghĩa bảo đảm an toàn cho người tham gia giao thông của điều luật.
Một điểm đáng chú ý là ngoài quy định người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách, Luật GTĐB năm 2008 còn bổ sung quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm đối với người điều khiển, người ngồi trên xe đạp máy. Mặc dù theo quy định tại Điều 3, xe đạp máy được xếp vào loại xe thô sơ do có tốc độ thiết kế chỉ khoảng 25-30km/h, loại xe này không phải đăng ký để cấp biển số, người điều khiển không cần có giấy phép lái xe và khi tham gia giao thông trên đường phải đi vào làn xe thô sơ nhưng với tốc độ như trên vẫn nguy hiểm nên để bảo vệ tính mạng của người điều khiển, người ngồi trên xe, Luật quy định người điều khiển loại xe này phải đội mũ bảo hiểm.
Trong quá trình xây dựng Luật GTĐB năm 2008, cũng có ý kiến cho rằng nên cân nhắc quy định việc đội mũ bảo hiểm đối với một số chức sắc tôn giáo, người dân tộc có thói quen đội khăn, phụ nữ một số dân tộc búi tóc ở đỉnh đầu khi tham gia giao thông…Tuy nhiên, Hiến pháp đã quy định mọi công dân bình đẳng trước pháp luật, nên Luật không thể quy định trường hợp ngoại trừ, hơn nữa, việc đội mũ bảo hiểm là nhằm bảo vệ tính mạng, sức khoẻ cho người tham gia giao thông.
4. Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy, xe đạp và xe thô sơ không được thực hiện các hành vi sau đây:
a) Đi xe dàn hàng ngang;
b) Đi xe vào phần đường dành cho người đi bộ và phương tiện khác;
c) Sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính;
d) Sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác, vật khác, mang, vác và chở vật cồng kềnh;
đ) Buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh đối với xe hai bánh, bằng hai bánh đối với xe ba bánh;
e) Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.
4. Người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy, xe đạp khi tham gia giao thông không được thực hiện các hành vi sau đây:
a) Mang, vác vật cồng kềnh;
b) Sử dụng ô;
c) Bám, kéo hoặc đẩy các phương tiện khác;
d) Đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái;
đ) Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.
4. Hàng hóa xếp trên xe thô sơ phải bảo đảm an toàn, không gây cản trở giao thông và che khuất tầm nhìn của người điều khiển.
Nhiều quy định về quy tắc giao thông đường bộ khác cũng được bổ sung như:- “Không đu bám vào phương tiện giao thông đang chạy; khi mang vác vật cồng kềnh phải bảo đảm an toàn và không gây trở ngại cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.” (khoản 4 Điều 32).
II – Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ, gồm 6 Điều (từ Điều 58 đến Điều 63)
Chương này quy định về điều kiện của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông; giấy phép lái xe; tuổi và sức khỏe của người lái xe; đào tạo lái xe, sát hạch, cấp giấy phép lái xe.
5.1. Về điều kiện của người lái xe tham gia giao thông
Điều 58 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định:
“Điều 58. Điều kiện của người lái xe tham gia giao thông
1. Người lái xe tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khoẻ quy định tại Điều 60 của Luật này và có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
Người tập lái xe ô tô khi tham gia giao thông phải thực hành trên xe tập lái và có giáo viên bảo trợ tay lái.
2. Người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo Đăng ký xe, Giấy phép lái xe (đối với người điều khiển xe ô tô, xe mô tô), Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (đối với người điều khiển xe ô tô), Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
* Về tuổi và sức khỏe của người lái xe
Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định:
“Điều 60. Tuổi, sức khỏe của người lái xe
1. Độ tuổi của người lái xe quy định như sau:
a) Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3;
b) Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi;
c) Người đủ 21 tuổi trở lên được lái xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg trở lên; lái xe hạng B2 kéo rơ moóc (FB2);
d) Người đủ 24 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi; lái xe hạng C kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc (FC);
đ) Người đủ 27 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi; lái xe hạng D kéo rơ moóc (FD);
e) Tuổi tối đa của người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi là 50 tuổi đối với nữ và 55 tuổi đối với nam.
Quy định như vậy nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ lái xe, những người đóng vai trò quyết định trong việc bảo đảm an toàn giao thông, đặc biệt là lái xe ô tô chở nhiều người (từ 10 chỗ ngồi trở lên) để bảo đảm an toàn, bảo vệ tính mạng cho người đi xe. Cơ sở để đưa ra quy định này là để bảo đảm an toàn giao thông, nhất là đối với vận tải hành khách, việc nâng độ tuổi, thâm niên của lái xe ô tô chở người là cần thiết nhằm bảo đảm người lái có tâm lý ổn định, có kinh nghiệm để xử lý các tình huống giao thông trên đường và ứng xử với khách. Ngoài ra, khoảng cách tuổi tối thiểu của các hạng giấy phép lái xe là 03 năm, đây là khoảng thời gian đủ để người lái xe ở hạng thấp hơn tích lũy kinh nghiệm và tiếp cận dần với việc điều khiển phương tiện ở hạng cao hơn.
III- Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
(Nghị định 46/2016/ND-CP ngày 25/6/2016, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/8/2016)
Điều 6. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
1. Phạt tiền từ 60.000 đồng đến 80.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường,
b) Không có báo hiệu xin vượt trước khi vượt;
d) Chuyển hướng không nhường quyền đi trước cho: Người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ; xe thô sơ đang đi trên phần đường dành cho xe thô sơ;
đ) Chuyển hướng không nhường đường cho: Các xe đi ngược chiều; người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đang qua đường tại nơi không có vạch kẻ đường cho người đi bộ;
g) Sử dụng đèn chiếu xa khi tránh xe đi ngược chiều;
h) Chở người ngồi trên xe sử dụng ô (dù);
2. Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
Điều khiển xe chạy dàn hàng ngang từ 3 (ba) xe trở lên;
c) Không sử dụng đèn chiếu sáng trong thời gian từ 19 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau hoặc khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn;
d) Không nhường đường cho xe xin vượt khi có đủ điều kiện an toàn; không nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên, đường chính từ bất kỳ hướng nào tới tại nơi đường giao nhau;
đ) Tránh xe không đúng quy định; không nhường đường cho xe đi ngược chiều theo quy định tại nơi đường hẹp, đường dốc, nơi có chướng ngại vật;
e) Bấm còi trong thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định;
g) Xe được quyền ưu tiên lắp đặt, sử dụng thiết bị phát tín hiệu ưu tiên không đúng quy định hoặc sử dụng thiết bị phát tín hiệu ưu tiên mà không có Giấy phép của cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc có Giấy phép của cơ quan có thẩm quyền cấp nhưng không còn giá trị sử dụng theo quy định;
3. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Dừng xe, đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề đường;
b) Không giảm tốc độ hoặc không nhường đường khi điều khiển xe chạy từ trong ngõ, đường nhánh ra đường chính;
c) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h;
e) Bấm còi, rú ga (nẹt pô) liên tục trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định;
g) Xe không được quyền ưu tiên lắp đặt, sử dụng thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên;
i) Người điều khiển, người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ;
k) Chở người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;
l) Chở theo 02 (hai) người trên xe, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 14 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;
n) Người ngồi phía sau vòng tay qua người ngồi trước để điều khiển xe, trừ trường hợp chở trẻ em ngồi phía trước;
o) Người đang điều khiển xe sử dụng ô (dù), điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính.
4. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Chuyển hướng không giảm tốc độ hoặc không có tín hiệu báo hướng rẽ (trừ trường hợp điều khiển xe đi theo hướng cong của đoạn đường bộ ở nơi đường không giao nhau cùng mức);
b) Chở theo từ 03 (ba) người trở lên trên xe;
c) Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông;
g) Điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường, làn đường quy định hoặc điều khiển xe đi trên hè phố, trừ trường hợp điều khiển xe đi qua hè phố để vào nhà;
h) Vượt bên phải trong các trường hợp không được phép;
k) Người điều khiển xe hoặc người ngồi trên xe bám, kéo, đẩy xe khác, vật khác, dẫn dắt súc vật, mang vác vật cồng kềnh; người được chở trên xe đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái; xếp hàng hóa trên xe vượt quá giới hạn quy định; điều khiển xe kéo theo xe khác, vật khác;
l) Chở hàng vượt trọng tải thiết kế được ghi trong Giấy đăng ký xe đối với loại xe có quy định về trọng tải thiết kế;
5. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h;
6. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.
7. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Sử dụng chân chống hoặc vật khác quệt xuống đường khi xe đang chạy;
8. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h;
b) Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy, nồng độ cồn của người thi hành công vụ;
c) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.
9. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Buông cả hai tay khi đang điều khiển xe; dùng chân điều khiển xe; ngồi về một bên điều khiển xe; nằm trên yên xe điều khiển xe; thay người điều khiển khi xe đang chạy; quay người về phía sau để điều khiển xe hoặc bịt mắt điều khiển xe;
b) Điều khiển xe lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị;
c) Điều khiển xe chạy bằng một bánh đối với xe hai bánh, chạy bằng hai bánh đối với xe ba bánh;
d) Điều khiển xe thành nhóm từ 02 (hai) xe trở lên chạy quá tốc độ quy định.
10. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 9 Điều này mà gây tai nạn giao thông hoặc không chấp hành hiệu lệnh dừng xe của người thi hành công vụ.
11. Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng (trong trường hợp có Giấy phép lái xe) hoặc phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng (trong trường hợp không có Giấy phép lái xe hoặc có nhưng đang bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe) đối với người điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy.
12. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung.
Rất mong các bạn học sinh nắm rõ nội dung các quy định và thực hiện đúng các quy tắc giao thông, đảm bảo an toàn cho mình và mọi người khi tham gia giao thông.
Tổng hợp những câu hỏi từ các tình huống thực tế
Trên kia là những trích đoạn về quy tắc ứng xử khi tham gia giao thông, mức phạt đối với một số trường hợp vi phạm khi đi dường chúng ta hay gặp phải.
Chở 3 phạt bao nhiêu tiền
“Với lỗi tống 3 (chở hai người trên xe) thì người vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng. Cùng hành vi này nhưng nếu chở từ 3 người trên xe thì sẽ bị phạt từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng, đồng thời bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng (Khoản 12b)”.
Không đội mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu tiền
Điều 6. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
i) Người điều khiển, người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ;
k) Chở người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;
Đi xe máy ngược chiều phạt bao nhiêu tiền
Năm 2020, mức phạt lỗi đi ngược chiều được quy định tại Nghị định 100 năm 2019 của Chính phủ. Theo đó, mức phạt đối với hành vi này tăng mạnh so với quy định trước đó (Nghị định 46 năm 2016).
Hiện nay, lỗi đi ngược chiều được xác định khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Đi ngược chiều của đường một chiều.
– Đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”.
Đối với hành vi đi trên đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, mức phạt như sau (trừ trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp);
STT |
Phương tiện |
Mức phạt Nghị định 100 (đang có hiệu lực) |
Mức phạt Nghị định 46 (đã hết hiệu lực) |
1 |
Ô tô |
03 – 05 triệu đồng |
800.000 – 1,2 triệu đồng |
2 |
Xe máy |
01 – 02 triệu đồng |
300.000 – 400.000 đồng |
3 |
Xe đạp |
200.000 – 300.000 đồng |
100.000 – 200.000 đồng |
Kết
Mình đã cung cấp cho các bạn những quy định về luật giao thông cần thiết cũng như là mức phạt ở một số trường hợp nhất định mà các bạn trẻ hay gặp phải trên đường. Hãy biết luật để có ý thức tham gia giao thông đúng và giảm thiểu tai nạn, gánh nặng cho mình và người thân nhé.
Để lại một phản hồi