Hộ kinh doanh: Nắm vững để kinh doanh thuận lợi và hiệu quả

Khi kinh doanh việc lựa chọn đúng loại hình kinh doanh sẽ giúp giảm được nhiều chi phí phát sinh và các loại thuế gặp phải. Bài viết sau đây sẽ cung cấp chi tiết về loại hình doanh nghiệp hộ kinh doanh là gì? Đặc điểm như thế nào? Thủ tục đăng ký? Một vài câu hỏi thường gặp về hộ kinh doanh gia đình? Tham khảo bài viết ngay nhé!

Hộ kinh doanh là gì? Bí quyết để kinh doanh hiệu quả 
Hộ kinh doanh là gì? Bí quyết để kinh doanh hiệu quả

Khái niệm hộ kinh doanh là gì?

Hộ kinh doanh là gì? Căn cứ vào khoản 1 Điều 66 trong Nghị định 78/2015/NĐ-CP thì có quy định rằng: Hộ kinh doanh được hiểu là hình thức tổ chức cá nhân hay nhóm người là công dân Việt Nam đủ tuổi theo luật pháp quy định, có thể chịu trách nhiệm cho mọi hành vi gây ra. Hộ kinh doanh thường có quy mô dưới 10 người lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình.

Hộ kinh doanh – Quy định pháp lý

Đối tượng thành lập

Theo quy định tại Nghị định 78/2015/NĐ-CP thì người có thể thành lập hộ kinh doanh là cá nhân, người có quyền quyết định toàn bộ hoạt động của tổ chức. Còn đối với trường hợp, hộ kinh doanh do gia đình hay một nhóm người (tổ chức) làm chủ thì cũng có quyền quyết định mọi việc liên quan đến tình hình kinh doanh.

Quyền và nghĩa vụ của hộ kinh doanh

Người thành lập bắt buộc phải là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi và có năng lực pháp lý, hành vi dân sự đầy đủ. Hơn nữa, người đăng ký chỉ được một hộ kinh doanh trong lãnh thổ Việt Nam, có quyền mua cổ phiếu tại các công ty cổ phần nhưng với tư cách là cá nhân. Ngoài ra, cá nhân và người tham gia góp vốn thành lập hộ kinh doanh không đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân hay thành viên hợp danh của công ty hợp danh. Quy định này bắt nguồn từ việc chủ sở hữu hộ kinh doanh phải chịu trách nhiệm vô hạn toàn bộ tài sản của mình tại Điều 80 Nghị định 01/2021 NĐ-CP.

Quy mô hoạt động sản xuất

Hoạt động sản xuất của một hộ kinh doanh thường là các hoạt động nhỏ lẻ và ít chịu sự ảnh hưởng, chính sách quản lý của nhà nước. Các hộ kinh doanh gia đình thường hoạt động trong các lĩnh vực như: nông, lâm, ngư nghiệp, dịch không phải đăng ký, kinh doanh lưu động, buôn bán, cửa hàng bán lẻ,…

Không phải là một doanh nghiệp

Dù mang những đặc tính kinh doanh chuyên nghiệp và có quy mô về sản xuất nhưng hộ kinh doanh vẫn không phải là một doanh nghiệp, vì một số nguyên nhân chính sau:

  • Không sở hữu con dấu như doanh nghiệp.
  • Không có quyền sử dụng xuất khẩu hay Luật phá sản khi thua lỗ dẫn đến phá sản nên hộ kinh doanh sẽ chịu trách nhiệm bằng chính tài sản của mình.
  • Không được phép mở văn phòng đại diện cho doanh nghiệp hay các chi nhánh.

Các nguyên nhân trên được quy định rõ tại Khoản 10 Điều 4 trong Bộ Luật Doanh nghiệp 2020.

Chịu trách nhiệm vô thời hạn

Có lẽ đây là một nhược điểm lớn nhất của hộ kinh doanh khi phải chịu trách nhiệm vô thời hạn. Trường hợp kinh doanh thua lỗ, dẫn đến phá sản thì các khoản nợ phát sinh ra, các thành viên trong hộ kinh doanh có trách nhiệm thanh toán toàn bộ số tiền này. Không phụ thuộc vào số tiền kinh doanh của họ (tức phải dùng khoản tiền từ bên ngoài để thanh toán khoản nợ đó).

Thủ tục đăng ký cho hộ kinh doanh gia đình cá thể
Thủ tục đăng ký cho hộ kinh doanh gia đình cá thể

Hồ sơ, thủ tục đăng ký hộ gia đình kinh doanh

Khi đăng ký thành lập hộ kinh doanh gia đình phải đáp ứng yêu cầu được quy định tại Điều 80 Nghị định 01/2021 NĐ-CP và thủ tục cần tuân theo Điều 87 trong cùng Nghị định. Một số hồ sơ và thủ tục cần có như:

  • Hồ sơ thành lập (tên hộ kinh doanh là gì, địa điểm, số điện thoại, ngành nghề kinh doanh, số lao động, số vốn kinh doanh,…).
  • Nộp hồ sơ cho cơ quan thẩm quyền trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ. Trong 3 ngày, nếu thủ tục không hợp lệ sẽ được cơ quan báo lại để tiến hành sửa đổi và bổ sung.
  • Giải quyết, nếu sau 3 ngày vẫn không nhận được giấy chứng nhận đã đăng ký hộ kinh doanh hoặc không có yêu cầu sửa đổi bổ sung thì người đăng ký có thể khiếu nại theo quy định của pháp luật.
Quy định tính pháp lý của hộ kinh doanh là gì?
Quy định tính pháp lý của hộ kinh doanh là gì?

Một vài câu hỏi thường gặp khi đăng ký hộ kinh doanh

Một vài câu hỏi thường gặp khi đăng ký hộ kinh doanh là gì? Chúng tôi đã tổng hợp được một vài câu hỏi và giải đáp thắc mắc như sau:

Hộ kinh doanh có cần tạo mã số thuế?

Trả lời: Có. Hộ kinh doanh sau khi đăng ký thành lập và hoạt động phải tạo mã số thuế theo quy định tại Điều 8 trong Nghị định 01/2021/NĐ-CP.

Hộ kinh doanh cần chi trả thuế như thế nào?

Trả lời: Hộ kinh doanh phải trả các loại thuế như lệ phí thuế môn bài, thuế GTGT, thuế thu nhập cá nhân căn cứ vào Điều 8 Nghị định 126/2020/NĐ-CP trong Luật Quản lý thuế.

Quy mô nhỏ nên thành lập hộ kinh doanh hay doanh nghiệp sẽ phù hợp?

Trả lời: Tùy vào mô hình, quy mô và phạm vi hoạt động kinh doanh thì sẽ chọn hình thức doanh nghiệp phù hợp. Đối với quy mô kinh tế nhỏ, hộ kinh doanh là sự lựa chọn phù hợp nhất.

==> Tìm hiểu thêm: Dịch vụ đăng ký làm giấy phép kinh doanh TPHCM trọn gói của Hoàn Cầu 

Có những cách tra cứu mã số thuế trong kinh doanh nào?

Trả lời:  Để tra cứu mã số thuế, có 2 cách sau:

Có nên đăng ký con dấu không?

Trả lời: Theo quy định của pháp luật, hộ kinh doanh cá thể sẽ không được phép làm con dấu pháp nhân như các hình thức doanh nghiệp khác. Nếu hộ kinh doanh tự khắc dấu và sử dụng dấu tròn trong công tác hay giao dịch nội bộ thì đều vi phạm pháp luật và có thể bị cơ quan có thẩm quyền xử lý hành chính.

Một vài câu hỏi thường gặp khi đăng ký hộ kinh doanh là gì?
Một vài câu hỏi thường gặp khi đăng ký hộ kinh doanh là gì?

Lời kết

Trên đây là mọi thông tin chi tiết và hữu ích tìm hiểu về hộ kinh doanh là gì? Cách đăng ký? Quy định pháp lý của hộ kinh doanh như thế nào? Nếu bạn còn bất kỳ câu hỏi nào liên quan thì hãy vui lòng liên hệ ngay chúng tôi để được nhận thêm nhiều thông tin mới nhất.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*