Nghề cơ khí

Ngành nghề cơ khí ảnh đại diện

Chào quý phụ huynh và các bạn học sinh! Cơ khí là một trong những ngành, nghề quan trọng trong sự phát triển kinh tế, xã hội… Vậy nghề cơ khí là gì ? Học ngành, nghề cơ khí ở đâu, trường nào ? Học xong ngành cơ khí ra sau này làm gì ? Tất cả mình sẽ giải đáp thắc mắc trong bài viết này nhé!

Ngành, nghề cơ khí là gì ?

Theo Wikipedia, thì “Kỹ thuật cơ khí – Mechanical Engineering là một ngành Khoa học kỹ thuật, ứng dụng các nguyên lý vật lý, kỹ thuật và khoa học vật liệu để thiết kế, phân tích, chế tạo và bảo dưỡng các loại máy móc và hệ thống cơ khí. Nó là một lĩnh vực kỹ thuật liên quan đến Thiết kế, Chế tạo và Vận hành máy móc. Kỹ thuật Cơ khí là ngành lâu đời nhất, rộng lớn nhất của Kỹ thuật.”

Ngành kỹ thuật cơ khí

Còn nói dân dã, ngành Kỹ thuật cơ khí là những ngành liên quan tới máy móc, liên quan tới xăng dầu, tới chế tạo máy, đến những cỗ máy ở các khu công nghiệp.

Ngay cả việc sửa chữa một chiếc xe ô tô cũng chính là một phần của ngành Kỹ thuật cơ khí.

Ngành Kỹ thuật cơ khí thi khối nào ? Học trường nào ?

Ngành Kỹ thuật cơ khí, với đặc điểm đòi hỏi sinh viên phải có tư duy logic, kiến thức khoa học tự nhiên tốt, vì vậy khối thi chắc chắn là khối A00 với 3 môn chính: Toán, Lý, Hóa.

Thi khối A00 để theo học ngành cơ khí.
Ngành cơ khí đòi hỏi thí sinh thi khối A00: Toán, Lý, Hóa

Và chắc chắn nhóm các trường đại học Kỹ thuật sẽ đào tạo ngành này:

  • Trường Đại học Bách khoa TP. HCM
  • Trường Đại học Công nghiệp TP. HCM
    Trường đại học đào tạo ngành nghề cơ khí
  • Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng
  • Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
  • Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội
  • Trường Đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội
  • Ngành Cao đẳng Công nghệ kỹ thuật Cơ khí tại trường Cao đẳng kỹ thuật Cao Thắng
  • Và nhóm các trường kỹ thuật khác.

Ngành kỹ thuật cơ khí gồm những nghề nào ?

Nhắc tới cơ khí, nhiều người sẽ liên tưởng đến những công xưởng máy móc. Ở đó, người thợ cơ khí sẽ sử dụng những công cụ như máy tiện, phay, bào, hàn,…. để gia công các vật liệu sắt thép, rồi lắp ráp các chi tiết lại để tạo ra sản phẩm cuối cùng.

Thợ cơ khí làm việc trong các công xưởng, nhà máy
Thợ cơ khí đang mài sắt

Tuy nhiên, với sự phát triển của kỹ thuật và công nghệ thông tin, ngày nay sinh viên có thể theo học các ngành kỹ thuật thiết kế, lập trình cơ khí:

  • Lập trình viên và vận hành cho máy tiện CNC.
  • Kỹ sư thiết kế cơ khí.
    Kỹ sư thiết kế cơ khí
  • Kỹ sư cơ khí chế tạo máy.
  • Nhân viên kỹ thuật cắt Laser Inox.
  • Nhân viên Kỹ thuật – Bảo trì thang máy.
  • Nhân viên Kỹ thuật trong nhiều ngành nghề khác.
  • Kỹ sư điện và các nghề khác trong lĩnh vực Điện lực.
  • Và còn rất nhiều ngành nghề khác. Bạn có thể tìm hiểu trên những trang tìm việc làm như: timviecnhanh. com, vietnamwork. com

Một số nghề cơ khí phổ biến

Ngành kỹ thuật cơ khí rất rộng. Từ cơ khí chế tạo máy, cơ khí ô tô, cơ khí đóng tàu,…. cho đến cơ khí quân sự. Sau đây mình sẽ giới thiệu một số ngành, nghề cơ khí phổ biến, thường nhật, dễ thấy và có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của chúng ta.

Nghề cơ khí hàn

Thợ hàn.
Thợ hàn đang hàn sắt

Nghề cơ khí hàn, hay thợ hàn là một trong những  nghề cần thiết trong quá trình xây dựng, gia công. Nhất là trong xây dựng và sản xuất.

Là một thợ hàn, công việc của bạn là lắp ráp, chế tạo nên những công cụ bằng sắt, thép, nhôm, inox,…. như thang sắt, cửa sắt, xe đẩy,… dựa theo thiết kế ban đầu.

Công việc thợ hàn đôi lúc cũng cực kỳ nguy hiểm khi bạn thường phải leo trèo, hàn các chi tiết, mối nối sắt ở trên cao, trên các tòa nhà, ở trong các công trình.

Công việc thợ hàn đôi lúc cũng độc hại khi bạn bởi ánh sát phát ra khi hàn cũng như khói bốc lên khi kim loại bị đốt cháy.

Mức lương dành cho thợ hàn cũng vì thế mà khá là cao. Mức lương hàng ngày sẽ dao động từ 350 – 500k/ngày.

Nghề cơ khí ô tô

Nghề cơ khí ô tô
Động cơ ô tô

Có thể nói, khi kinh tế phát triển, số người giàu ngày càng tăng, ô tô ngày càng đa dạng về mẫu mã, mức giá,… thì việc sở hữu một chiếc ô tô đã không còn quá khó khăn.

Nếu để ý một chút, bạn cũng sẽ dễ dàng nhận thấy số lượng ô tô lưu thông trên đường ngày càng tăng theo năm tháng.

Đó là một dấu hiệu cho thấy ngành cơ khí ô tô, nghề cơ khí ô tô cũng sẽ ngày càng phát triển trong tương lai.

Thợ cơ khí ô tô
Thợ sửa chữa ô tô

Là một Kỹ sư cơ khí ô tô, hay Kỹ sư lắp ráp, sửa chữa,… mức lương khởi điểm của bạn có thể dao động từ 7 – 10 triệu. Làm lâu, bạn sẽ nhận mức lương của thợ lành nghề hoặc lên chức quản lý.

Ngoài ra, một số công ty sẽ có chương trình đào tạo cho những kỹ sư tài năng. Họ sẽ có cơ hội được đi học tập, đào tạo ở nước ngoài.

Nghề Kỹ sư cơ khí chế tạo máy

Đúng với tên gọi của nó, một Kỹ sư cơ khí chế tạo máy sẽ nghiên cứu, thiết kế, vận hành, bảo trì, sửa chữa,… các loại máy móc, thiết bị cần có trong các nhà máy, công xưởng.

Nữ cơ khí đang sửa chữa mãy móc

Theo mô tả công việc của timviecnhanh.com, yêu cầu công việc của một Kỹ sư cơ khí chế tạo máy như sau:

  • Thiết kế, chế tạo máy phục vụ nhu cầu sản xuất trong công ty.
  • Bóc tách vật tư từ bản vẽ kỹ thuật.
  • Lập bảng kê chi tiết vật tư cắt sắt, vật tư chuẩn.
  • Lập bảng kê chi tiết xuất xưởng.
  • Và các công việc khác tùy theo yêu cầu của từng công ty.

Như vậy, một Kỹ sư cơ khí chế tạo máy ngày nay ngoài kỹ năng cơ khí còn cần phải có kỹ năng vi tính văn phòng, sử dụng thành thạo các phần mềm thiết kế trên máy tính (Word, Excel, AutuCAD).

Vì những yêu cầu công việc như thế, lương của một kỹ sư cơ khí chế tạo máy khá là cao. Mức lương khởi điểm có thể dao động từ 10 – 12 triệu.

Giải đáp thắc mắc một số câu hỏi dành cho nghề cơ khí

Trước khi chọn một ngành, nghề nào đó, các bạn sinh viên cũng sẽ có nhiều thắc mắc, nhiều phân vân, băn khoăn và trăn trở. Trong bài viết này, mình sẽ cố gắng giải đáp một số câu hỏi phổ biến mà các bạn học sinh, sinh viên hay thắc mắc như sau.

Nghề cơ khí có độc hại không

Có và không. Một số nghề thì độc hại, một số khác thì không. Nếu bạn làm thợ hàn – thường xuyên phải tiếp xúc với ánh sáng hàn và khói kim loại bốc cháy, làm thợ sơn với mùi sơn mỗi khi phun sơn, thợ sửa chữa hàng ngày phải tiếp xúc với dầu mỡ,… thì quả thật có độc hại. 

Nghề cơ khí hàn đôi lúc nguy hiểm
Ánh sáng hàn và khói bốc lên khá độc hại

Để làm những công việc trên, bạn cần có đồ bảo hộ lao động rất kỹ. Các công ty cũng phải có chính sách bảo hiểm sức khỏe đối với thợ hàn.

Tuy nhiên, nếu bạn chỉ là kỹ sư cơ khí chế tạo máy, chuyên thiết kế các bản vẽ bằng phần mềm trên máy tính, chuyên bóc tách, tính toán công việc từ bản vẽ thì công việc của bạn sẽ không độc hại nhưng lại đòi hỏi chuyên môn, chất xám nhiều hơn.

Nghề cơ khí có nguy hiểm, rủi ro không

Chắc chắn là có rồi. Nếu bạn là một người thợ lắp ráp, thợ hàn,… phải làm việc với máy móc, công cụ thì nguy hiểm, rủi ro là điều không thể tránh khỏi rồi

Nghề cơ khí có nhiều nguy hiểm

Còn nhớ có lần bạn mình kể lại, cả lớp cơ khí của nó khi vô xưởng, trước khi vào xưởng, thầy cho xem một loạt những hình ảnh những tai nạn nghề nghiệp trong ngành cơ khí: nát hết tay, phoi (mảnh sắt) bắn vào mắt, tóc tay bị cuốn vào,….

Xem xong đứa nào cũng ớn xanh mặt, cũng bị ám ảnh để không thể tái phạm được nữa.

Vì vậy, một trong những tố chất hàng đầu trong ngành, đặc biệt là thợ gia công cơ khí là sự cẩn thận, sự điềm tĩnh, kỷ luật và từ tốn.

Nghề cơ khí có thu nhập, lương cao không ?

Bất kể ngành, nghề nào cũng đều có vị trí lương cao. Nhưng những vị trí như vậy không nhiều và cần rất nhiều sự nỗ lực, kiềng trì qua nhiều năm để có thể đạt được.

Mức lương khởi điểm cho đa số các vị trí như kỹ sư thiết kế, lắp ráp, bảo trì, vận hành, sửa chữa,… khi mới ra trường thường dao động 7 – 12 triệu.

Tuy nhiên, sau khi đã có kinh nghiệm, có tay nghề và có học thêm các bằng cấp chứng chỉ khác thì mức lương của một kỹ sư lành nghề (mức lương của một kỹ sư trong nhà máy sữa Vinamilk kể lại) là khoảng 25 triệu – 30 triệu ở cấp độ trưởng bộ phận.

Tính cách như thế nào thì phù hợp làm nghề cơ khí

Để trở thành một thợ cơ khí lành nghề, bạn phải có những tố chất, kỹ năng sau:

Nghề cơ khí dành cho người lý trí
Nghề cơ khí sẽ phù hợp hơn với người lý tri
  • Tư duy logic. Học khá tốt các môn tự nhiên.
  • Óc quan sát.
  • Sống thực tế.
  • Là người thiên về lý trí.
  • Khéo léo tay chân, kết hợp tay mắt.
  • Nam hay nữ gì cũng đều có thể trở thành thợ cơ khí được.

Thêm vào đó, bạn PHẢI có bộ kỹ năng sinh tồn như kỹ năng sơ cứu, kỹ năng phản ứng và xử lý tình huống thật nhanh. 

Ngoài ra, để công việc được diễn ra trơn tru và suôn sẻ, người kỹ sư cơ khí cũng cũng cần rèn luyện nhiều kỹ năng mềm khác như: kỹ năng giao tiếp, khả năng thấu cảm – EQ tốt,…

Nghề cơ khí không dành cho ai

Nếu bạn thuộc tuýp người mơ mộng, bay bổng, giàu tình cảm, thích thơ văn, âm nhạc, có đầy chất nghệ sĩ trong người, thiên về não phải … thì bạn không chọn nghề này.

Nghề cơ khí không dành cho người tưởng tượng
Nếu bạn mơ mộng quá thì không nên chọn ngành cơ khí nhé! Đứt tay chảy máu đấy!

Nghề cơ khí tính ra có phần nguy hiểm. Khi tai nạn xảy ra, cái giá phải trả là rất đắt. Nhẹ thì bạn sẽ bị rách da, chảy máu. Nặng thì bạn có thể sẽ mất luôn cả cánh tay, mất đi một phần cơ thể. Có trường hợp, nạn nhân sẽ không còn cơ hội để rút kinh nghiệm được nữa.

Tính cách MBTI nào thì phù hợp làm nghề cơ khí ?

Xét theo tính cách MBTI, những type ST đặc biệt hợp với ngành nghề này.

Những type NT cũng có thể làm được. Tuy nhiên, cần hạn chế những công việc phải sử dụng công cụ nhiều hoặc phải bỏ thật nhiều thời gian để rèn luyện cho mình tính tỉ mỉ, cẩn thận.

Đối với những ngành nghề có rủi ro, nguy hiểm những type sau sẽ phù hợp nhất:

Tính cách ISTJ có thể làm nghề cơ khí
  • ISTJ

Ngoài ra, những type sau cũng sẽ phù hợp làm trong ngành cơ khí này:

  • ESTJ
  • ESTP & ISTP.

Những tính cách MBTI sau đặc biệt không nên chọn làm nghề cơ khí:

  • Nhóm NF: INFP, ENFP, ENFJ, INFJ.

Đây là nhóm tính cách mơ mộng, lý tưởng, không khéo léo tay chân bằng, không mạnh về tư duy logic bằng nhóm kia. Vì thế, nếu bạn thuộc nhóm tính cách này, bạn nên cân nhắc thật kỹ khi chọn ngành nghề này.

Những nhóm tính cách còn lại thì các bạn nên cân nhắc giữa công việc cụ thể trong tương lai và khả năng phát triển của mình để có thể đưa ra quyết định chính xác nhất nhé.

Kết

Bạn có đam mề nghề cơ khí ?
Các bạn nữ cũng có thể trở thành kỹ sư cơ khí được đấy!

Nghề cơ khí là thế. Sướng có, khổ có. Dễ có, khó có. Bạn có muốn dấn thân vào con đường này hay không ? Hãy cân nhắc kỹ những tố chất, kỹ năng của bạn để ra quyết định cho phù hợp nhé!

Chúc các bạn mãi giữ một lòng kiên trì sắt đá để đi hết con đường mà mình đã chọn! Thân!

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*