Hiện nay với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế đã thúc đẩy ngày càng nhiều doanh nghiệp được thành lập. Trong đó công ty TNHH 2 thành viên là một trong những loại hình kinh doanh phổ biến được nhiều doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ lựa chọn. Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu kỹ hơn về mô hình kinh doanh này và sự khác biệt giữa nó và các loại hình kinh doanh khác.
Mục Lục
Công ty TNHH hai thành viên là gì?
Công ty TNHH 2 thành viên là một loại hình doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp. Đặc điểm quan trọng của công ty TNHH hai thành viên đó là nó có ít nhất hai thành viên sáng lập hoặc tham gia vào hoạt động của công ty. Số lượng thành viên trong công ty TNHH hai thành viên không được vượt quá 50 người và các thành viên có thể là cá nhân hoặc tổ chức có quốc tịch Việt Nam hoặc nước ngoài.
Tìm hiểu thêm: Thủ tục mở chi nhánh công ty được cung cấp bởi Hoàn Cầu Office
Đặc điểm của công ty TNHH hai thành viên trở lên
Thông qua các quy định liên quan chúng ta có thể biết một số đặc điểm chính của loại hình doanh nghiệp này:
- Chủ sở hữu: Công ty TNHH hai thành viên trở lên có số lượng thành viên từ 2 đến 50 thành viên, các thành viên có thể là cá nhân hoặc tổ chức.
- Về trách nhiệm: Các thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm đối với phần vốn đã góp. Điều này có nghĩa là trong trường hợp công ty phá sản thì các thành viên góp vốn sẽ không cần sử dụng tài sản cá nhân để cấn trừ trả nợ.
- Về tư cách pháp lý: Loại hình công ty này có tư cách pháp nhân kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Về khả năng huy động vốn: Công ty TNHH hai thành viên không không được phép phát hành cổ phần để huy động vốn. Tuy nhiên công ty vẫn có thể thực hiện phát hành trái phiếu hoặc tăng phần vốn góp của thành viên để có thể huy động vốn kinh doanh.
Ưu và nhược điểm của công ty TNHH hai thành viên trở lên
Dưới đây là một số ưu điểm và nhược điểm của công ty TNHH hai thành viên trở lên:
Ưu điểm
- Phân chia trách nhiệm và rủi ro: Có nhiều thành viên góp vốn trong công ty giúp phân chia trách nhiệm và rủi ro kinh doanh đồng thời làm giảm áp lực tài chính đối cho từng cá nhân.
- Nguồn vốn đa dạng: Công ty TNHH có thể thu hút vốn từ nhiều nguồn bao gồm các thành viên, nhà đầu tư hoặc phát hành trái phiếu.
- Sự đa dạng trong quyết định: Các thành viên đều có quyền trong việc đưa ra quyết định cho doanh nghiệp. Từ đó mang lại sự đa dạng trong quản lý và phát triển kinh doanh.
Bạn cũng nên biết về thủ tục tăng vốn điều lệ công ty để ứng dụng cho doanh nghiệp của mình
Nhược điểm
- Xung đột quyền lợi: Sự đa dạng trong quyền lợi và quyết định kinh doanh có thể dẫn đến xung đột giữa các thành viên khi họ có nhiều quan điểm khác nhau trong việc định hướng phát triển cho doanh nghiệp.
- Khó khăn trong quản lý: Do có nhiều ý kiến khác nhau từ các thành viên góp vốn nên việc thống nhất ý kiến và đưa ra quyết định chung khá khó khăn. Đặc biệt là khi doanh nghiệp không có quy tắc rõ ràng về việc ra quyết định và phân chia trách nhiệm.
- Chia lợi nhuận: Sự phân chia lợi nhuận phụ thuộc vào phần góp vốn của từng thành viên hoặc theo hình thức đã được thỏa thuận từ trước. Điều này có thể gây ra sự không hài lòng trong trường hợp các thành viên có mức góp vốn khác nhau.
- Khả năng mở rộng kinh doanh bị hạn chế: Trong một số trường hợp, công ty TNHH có thể gặp khó khăn trong việc thu hút vốn từ bên ngoài hoặc mở rộng quy mô do sự hạn chế về cổ đông và vốn.
- Sự ảnh hưởng của các thành viên: Nếu một thành viên quan trọng rời khỏi công ty hoặc gặp khó khăn tài chính có thể sẽ ảnh hưởng đến sự ổn định và phát triển của công ty.
So sánh công ty TNHH 2 thành viên với các loại hình doanh nghiệp khác
So sánh với công ty TNHH một thành viên
Công ty TNHH hai thành viên trở lên | Công ty TNHH một thành viên | |
Số lượng thành viên | Từ 2 đến 50 cá nhân hoặc tổ chức cùng tham gia góp vốn và làm chủ sở hữu. | Do một cá nhân hoặc tổ chức tiến hành tổ chức kinh doanh và làm chủ. |
Chuyển quyền nhượng vốn | Trước khi chuyển nhượng cho người ngoài tổ chức thì người góp vốn phải chào bán cho các thành viên cùng tổ chức. Nếu không có ai đồng ý mua lại thì mới được bán cho người khác. | Chủ sở hữu có thể tự ý quyết định trong việc chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần vốn điều lệ. |
Cơ cấu tổ chức | Bắt buộc có Hội đồng thành viên, Chủ tịch, Giám đốc và Tổng giám đốc. | Luôn luôn phải có Hội đồng thành viên. |
Tư cách pháp nhân | Có | Có |
Khả năng huy động vốn | Không được phát hành cổ phần.
Có thể phát hành trái phiếu và tăng vốn góp của thành viên. |
Không được phát hành cổ phần.
Có thể phát hành trái phiếu và tăng vốn góp của thành viên. |
Với công ty hợp danh
Công ty TNHH hai thành viên trở lên | Công ty hợp danh | |
Số lượng thành viên | Từ 2 đến 50 cá nhân hoặc tổ chức cùng tham gia góp vốn và làm chủ sở hữu. | Từ 2 đến 50 cá nhân hoặc tổ chức cùng tham gia góp vốn và làm chủ sở hữu. |
Chuyển quyền nhượng vốn | Trước khi chuyển nhượng cho người ngoài tổ chức thì người góp vốn phải chào bán cho các thành viên cùng tổ chức. Nếu không có ai đồng ý mua lại thì mới được bán cho người khác. | Thành viên hợp danh: Khi tiến hành chuyển nhượng vốn phải có sự đồng ý của các thành viên khác.
Thành viên góp vốn: Không có hạn chế. |
Trách nhiệm về tài sản | Thành viên chỉ có nghĩa vụ và trách nhiệm đối với số vốn góp của bản thân và không cần chịu trách nhiệm trả nợ bằng tài sản cá nhân.
. |
Thành viên hợp danh: Thành viên phải chịu trách nhiệm trả nợ bằng tất cả tài sản của mình bao gồm tài sản cá nhân.
Thành viên góp vốn: Thành viên chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đã góp. |
Tư cách pháp nhân | Có | Có |
Khả năng huy động vốn | Không được phát hành cổ phần.
Có thể phát hành trái phiếu và tăng vốn góp của thành viên. |
Không thể phát hành các loại chứng khoán. |
Với công ty cổ phần
Công ty TNHH hai thành viên trở lên | Công ty cổ phần | |
Số lượng thành viên | Từ 2 đến 50 cá nhân hoặc tổ chức cùng tham gia góp vốn và làm chủ sở hữu. | Ít nhất 3 thành viên và không có giới hạn số lượng thành viên tối đa. |
Chuyển quyền nhượng vốn | Trước khi chuyển nhượng cho người ngoài tổ chức thì người góp vốn phải chào bán cho các thành viên cùng tổ chức. Nếu không có ai đồng ý mua lại thì mới được bán cho người khác. | Không có quy định trong việc chuyển nhượng cổ phần vì vậy các thành viên chuyển nhượng cho bất cứ ai. |
Cơ cấu tổ chức | Bắt buộc có hội đồng thành viên, Chủ tịch, Giám đốc, Tổng giám đốc và ban kiểm soát với 11 thành viên trở lên. | Gồm 2 cơ cấu chính:
Trường hợp 1:
Trường hợp 2:
|
Tư cách pháp nhân | Có | Có |
Khả năng huy động vốn | Không được phát hành cổ phần.
Có thể phát hành trái phiếu và tăng vốn góp của thành viên. |
Có thể phát hành cổ phần.
Có thể phát hành trái phiếu và tăng vốn góp của thành viên. Khả năng huy động vốn tốt. |
Tổng kết
Trong bài viết này chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về khái niệm công ty TNHH 2 thành viên và một số khác biệt chính giữa nó và các loại hình kinh doanh khác. Hy vọng rằng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về loại hình kinh doanh này và cách nó có thể hỗ trợ trong việc khởi nghiệp tại Việt Nam.
Để lại một phản hồi