Tại sao trần thạch cao bị thấm nước? Cần phải xử lý như thế nào?

Trần thạch cao được sử dụng nhiều cho công trình vì chúng mang lại tính thẩm mỹ cao cũng như sự sang trọng, hiện đại hơn cho công trình nhà bạn. Tuy nhiên rất nhiều công trình trần thạch cao bị nhiễm nước, dẫn đến ẩm mốc, gây mất thẩm mỹ, điều này khiến mọi người nghi ngờ về chất lượng thực sử của trần thạch cao. Tuy nhiên trước khi khẳng định điều này, các bạn cần biết nguyên nhân tại sao trần thạch cao lại bị thấm nước.

Những dấu hiệu nhận biết trần thạch cao bị thấm nước

Khi trần nhà bị thấm nước, hiện tượng nước nhỏ giọt từ trần xuống là dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy trần đã bị thấm dột. Ngoài ra, các bạn cũng cần thi công xử lý ngay nếu thấy các dấu hiệu sau:

  • Trần nhà bị ố vàng.
  • Trần nhà xuất hiện các vết ố mốc lan rộng.
  • Trần nhà có các vết nứt chân chim.
  • Sơn trần nhà bị bong tróc.

Trong trường hợp nghiêm trọng, thấm dột nặng có thể khiến thạch cao bị mủn và rơi vỡ xuống, gây hư hỏng nghiêm trọng hơn.

Nguyên nhân khiến trần thạch cao bị thấm nước

Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho trần thạch cao bị thấm nước, thường là do xử lý mái bê tông không được cẩn thận, nếu như mái bê tông bị nứt, nước mưa sẽ theo những khe nứt này thấm dột cho ngôi nhà của bạn, nước sẽ thấm xuống lớp thạch cao gây hiện tượng ẩm mốc. Bên cạnh đó, việc xử lý chống thấm không tốt cũng sẽ dễ dẫn đến việc bị thấm dột vào trong nhà, những hiện tượng này thường xảy ra đối với khu vực mái nhà.

Trần thạch cao bị dột gây ẩm mốc

Ngoài ra, với những khu vực có trần thạch cao nằm dưới nhà tắm hay nhà vệ sinh là những nơi dễ bị thấm nước nhất. Hãy đảm bảo kiểm tra kỹ các cổ ống thông sàn và đảm bảo không có vấn đề gì ảnh hưởng đến việc chống thấm. Đây là công đoạn quan trọng, hãy chú ý ngay từ ban đầu chứ đừng chờ đến khi có vấn đề mới sửa chữa thì rất tốn kém.

Một số những khu vực khác mà trần thạch cao bị nhiễm ẩm thì thường là do môi trường tác động, độ ẩm không khí cao sẽ gây ảnh hưởng đến độ ẩm của trần thạch cao. Đây là vấn đề mà bạn rất khó để giải quyết, tuy nhiên nếu như gặp phải trường hợp này thì chỉ cần thay một tấm trần thạch cao mới để đảm bảo tính thẩm mỹ cho công trình của bạn.

>>> Có thể bạn muốn biết: Sika latex phụ gia chống thấm và tác nhân kết nối

Xử lý tình trạng thấm nước cho trần thạch cao như thế nào?

Để xử lý tình trạng trần thạch cao bị thấm nước thì trước hết bạn cần phải xác định nguyên nhân gây thấm nước là gì, ở vị trí nào, rồi sau đó mới có biện pháp xử lý phù hợp.

Nếu trần thạch cao nhà bạn có xuất hiện nhiều vết nứt và ngả màu ố vàng, thậm chí bị đọng nước thì chứng tỏ tình trạng đang khá nghiêm trọng, bạn tốt nhất nên xử lý chúng ngay, càng sớm càng tốt. Hãy tìm nguồn gốc gây thấm nước và xử lý chúng một cách triệt để sau đó mới tiến hành xử lý lớp trần thạch cao.

Nếu như trần đã bị thấm nước nghiêm trọng thì bắt buộc bạn cần phải xử lý khu vực bị thấm bằng cách phủ bề mặt trần hoặc sàn bằng một lớp sợi thủy tinh và kem chống thấm, cuối cùng là trát thêm một lớp xi măng trước khi lát lại gạch như cũ.

Xử lý thi công trần thạch cao đảm bảo để tránh bị thấm nước

Trong trường hợp, trần nhà bị dột thì hãy sử dụng các biện pháp trám bít các vết nứt, dột lại và kiểm tra hệ thống thoát nước có vấn đề gì hay không và ngăn không cho nước thoát thẳng vào các mối nối giữa tường, mái và cửa.

Ngoài ra, bạn cũng nên xử lý máng nước bằng cách sử dụng các loại máng có lòng sâu đục thêm lỗ thoát nước để tránh bị tràn lên mái, xử lý các khe rỗng, nứt trên tường và kết hợp thêm các phụ gia chống thấm để xử lý tốt hơn.

Kết luận

Hầu hết nguyên nhân gây thấm, ẩm mốc trần thạch cao thường là do quá trình thi công và xử lý không đảm bảo. Vậy nên trước khi lắp đặt trần thạch cao, hãy đảm bảo phần mái trên, cũng như hệ thống thoát nước được đảm bảo không gây thấm dột xuống dưới trần thạch cao. Tốt nhất hãy liên đến các đơn vị chuyên nghiệp để được hỗ trợ tư vấn lắp đặt và xử lý trước khi lắp đặt một cách tốt nhất.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*