Người bị tiểu đường ăn dưa hấu được không?

Lợi ích của dưa hấu 
Lợi ích của dưa hấu 

Người bệnh tiểu đường ăn dưa hấu được không? Người tiểu đường có ăn được dưa hấu không? Ai không nên ăn dưa hấu? Trái cây dành cho người tiểu đường? Hãy cùng công ty Gluzabet xem bài viết dưới đây nhé!

Lợi ích do dưa hấu đem lại

Trong quả dưa hấu bao gồm rất nhiều thành phần dinh dưỡng như: Nước, năng lượng, chất đạm, chất béo, chất xơ, canxi, magie, kẽm, đồng, vitamin C, B2, E, K…Chính vì vậy mà lợi ích của dưa hấu đem lại cho cơ thể chúng ta rất nhiều, cụ thể:

  • Cung cấp nước cho cơ thể: Nước là thành phần chiếm đến 95% quả dưa hấu. Sau khi bổ sung dưa hấu sẽ giúp giữ nước cho cơ thể và duy trì nồng độ điện giải. Ăn dưa hấu thường xuyên có thể giảm các triệu chứng mất nước sau khi vận động mạnh, luyện tập thể thao như chuột rút, mệt mỏi, choáng…
  • Chống oxy hóa và bảo vệ cơ thể: chất này có khả năng ngăn ngừa mức độ ảnh hưởng của gốc tự do, làm chậm quá trình lão hoá và bảo vệ các cơ quan trong cơ thể tốt hơn. Các chất chống oxy hóa trong dưa hấu như:
    • Vitamin C: Giúp tăng cường hệ miễn dịch và ngăn ngừa tổn thương tế bào.
    • Lycopene: Giúp bảo vệ tế bào võng mạc và tinh thần
    • Carotenoit: Là hợp chất thực vật bao gồm beta-carotene và alpha-carotene, khi được dung nạp vào cơ thể sẽ chuyển đổi thành vitamin A.
    • Cucurbitacin E: Có tác dụng kiểm soát phản ứng viêm trong cơ thể.
  • Phòng ngừa ung thư: Lycopene trong dưa hấu có thể phòng ngừa bệnh ung thư – đặc biệt là ung thư đường tiêu hoá. Bên cạnh đó, Cucurbitacin E – hợp chất có tác dụng ức chế sự phát triển của khối u và ngăn ngừa hiện tượng di căn của tế bào ung thư.
Lợi ích của dưa hấu 
Lợi ích của dưa hấu
  • Phòng ngừa bệnh tim mạch: Chất xơ, nước, vitamin và hợp chất chống oxy hóa trong dưa hấu có tác dụng làm giảm cholesterol cơ thể và ngăn ngừa các vấn đề liên quan đến tim mạch như xơ vữa động mạch, huyết áp cao, thiếu máu cơ tim, suy tim…Bên cạnh đó, Lycopene trong dưa hấu có thể làm giảm độ dày và cứng ở thành động mạch. Từ đó giúp giảm thiểu nguy cơ xơ cứng động mạch và hình thành các cục máu đông. Citrulline kích thích tăng nồng độ oxit nitric trong cơ thể – thành phần giúp giãn nở mạch máu và điều hòa huyết áp.
  • Ngừa bệnh thoái hoá điểm vàng: Lycopene trong dưa cũng xuất hiện trong một số phần của mắt để chống viêm nhiễm và kích ứng oxy hóa cho mắt. Lycopene đóng vai trò như một hợp chất chống oxy hóa và chống viêm có thể giúp ngăn ngừa và làm chậm bệnh này do tuổi tác.
  • Hỗ trợ giảm cân: Loại trái cây này giúp bạn nạp ít calo vì hơn 90% thành phần của nó là nước, nó giúp tăng tốc độ trao đổi chất, loại bỏ độc tố và chất béo ra khỏi cơ thể. Ăn dưa hấu còn giúp bạn no lâu, giảm cảm giác thèm ăn.
  • Giúp giảm hiện tượng viêm: Dưa hấu chứa nhiều vitamin C và lycopene vì thế chúng giúp làm giảm viêm hiệu quả, lycopene và vitamin C trong còn làm chậm quá trình lão hóa, ức chế hiện tượng thoái hóa mô sụn ở bệnh nhân bị viêm khớp mãn tính.
  • Giảm đau nhức cơ bắp: Citrulline là một axit amin có khả năng giúp giảm đau nhức cơ bắp và có tác dụng sản sinh oxit nitric – thành phần giúp giãn mạch máu và tăng lưu lượng máu đến các chi. Bổ  sung citrulline thường xuyên có thể tăng sức bền và hiệu suất hoạt động của cơ bắp. Hơn nữa thành phần này còn giúp giảm đau nhức cơ sau khi tập thể dục và lao động nặng nhọc.
  • Hỗ trợ tiêu hoá: Lượng nước trong dưa hấu có tác dụng trung hòa dịch vị dạ dày, từ đó giảm nguy cơ đau thượng vị, ợ hơi, ợ nóng và buồn nôn sau ăn. Bên cạnh đó, lượng nước và chất xơ này có thể giữ độ ẩm và tăng thể tích phân. Từ đó làm giảm nguy cơ táo bón và giúp bạn dễ dàng hơn khi đi đại tiện.
  • Ngăn ngừa hen suyễn: Lycopene là chất chống oxy hóa quan trọng giúp có thể phản ứng lại cảm cúm, cảm lạnh và làm giảm cơn hen suyễn. Trong khi đó, Lycopene lại có rất nhiều trong dưa hấu. Vì vậy, bệnh nhân hen suyễn có thể ăn dưa hấu để hỗ trợ việc hít thở.
  • Tốt cho da và tóc: Hàm lượng nước dồi dào trong dưa hấu có thể duy trì độ ẩm lý tưởng cho làn da. Từ đó giúp duy trì làn da ẩm mượt, mịn màng và hạn chế nguy cơ bong tróc, thô ráp da của bạn. Hơn nữa loại quả này còn chứa vitamin A, giúp tóc mọc nhanh, cải thiện tình trạng chẻ ngọn và gãy rụng, tẩy tế bào chết trên bề mặt, tái tạo các mô da mới. Bên cạnh đó, vitamin C kích thích cơ thể tạo ra collagen – một loại protein có khả năng nâng đỡ mô da, duy trì độ chắc khỏe cho mái tóc và hạn chế nguy cơ hình thành nếp nhăn.
  • Hạt dưa giúp ngăn ngừa thiếu máu: Vài hạt dưa hấu có thể cung cấp đến 0.29mg sắt tương đương với 1.6% nhu cầu hằng ngày. Vì vậy bổ sung hạt dưa hấu mỗi ngày có thể tăng sản sinh hồng cầu và giảm nguy cơ mắc bệnh thiếu máu
  • Miễn dịch, hồi phục vết thương và bảo vệ tế bào: Vitamin C chứa nhiều trong dưa hấu có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể bằng cách duy trì sự oxy hóa khử toàn viện của tế bào, giúp bảo vệ chúng khỏi các hoạt chất oxy hóa khác gây tổn thương tế bào.

Bệnh tiểu đường có ăn dưa hấu được không?

Để trả lời được nhiều câu hỏi về “người bị tiểu đường có ăn được dưa hấu không?” hay “bệnh tiểu đường ăn dưa hấu được không?”, thì cần tìm hiểu về chỉ số GI và GL trong cơ thể và trong dưa hấu.

GI là chỉ số đường huyết phản ánh được tốc độ làm tăng đường huyết sau khi ăn của các loại thực phẩm. GI của glucose là 100 và nước lọc là 0.

GL là chủ số đường tải là sự kết hợp giữa GI và lượng carbohydrate thực tế trong khẩu phần ăn.

Người bị tiểu đường ăn dưa hấu được không?
Người bị tiểu đường ăn dưa hấu được không?

Một số người bệnh tiểu đường kiểm soát đường huyết bằng cách tính lượng carbohydrate tiêu thụ. Thực phẩm có GI thấp hoặc trung bình được xem là ít có khả năng làm tăng đường huyết. Những thực phẩm có GI từ 55 trở xuống được coi là thấp. GI từ 55-69 được xem là trung bình, từ 70 trở lên được xem là cao. Trong khi đó, GL dưới 10 là thấp, từ 10-19 là trung bình, từ 19 trở lên được coi là cao.

Dưa hấu thường có chỉ số GI là 72 nhưng chỉ số GL là 2 trên 100 gam khẩu phần. Như vậy GL của dưa hấu thấp và người bệnh tiểu đường có thể ăn dưa hấu với lượng vừa phải, cân bằng với các loại thức ăn khác trong bữa ăn.

Ai không nên ăn dưa hấu?

Tuy dưa hấu chứa rất nhiều thành phần tốt cho cơ thể những vẫn không nên dùng dưa hấu cho một số trường hợp sau:

  • Người đau dạ dày: Dưa hấu có tính hàn, vì thế những người bị đau dạ dày ăn nhiều dưa hấu rất dễ bị tổn thương dạ dày. 
  • Người đang bị cảm cúm: Người bị cảm cúm, đặc biệt là lúc vừa có biểu hiện bệnh, nếu ăn nhiều dưa hấu sẽ không tốt cho sức khỏe dễ bị bệnh hơn do dưa hấu có tính hàn, sẽ làm cơ thể nhiễm lạnh, khiến bệnh lâu khỏi hơn.
  • Người mắc bệnh tiểu đường: Dưa hấu có chứa rất nhiều đường, dưa càng đỏ, ngọt sắc thì lượng đường càng cao. Bệnh nhân mắc chứng tiểu đường nếu ăn dưa hấu quá nhiều sẽ khiến thận làm việc quá tải.
  • Người bị mắc chứng rối loạn chức năng thận: Người mắc chứng rối loạn chức năng thận nếu ăn nhiều dưa hấu sẽ khiến cơ thể trữ nước, khó bài tiết, gây phù nề, dẫn đến đầy hơi khó chịu, ngoài ra còn làm tăng nguy cơ bị suy tim cấp tính.
  • Người bị loét miệng: Khi bị loét miệng, nhiều người lầm tưởng nếu ăn nhiều dưa hấu sẽ mau khỏi bệnh, giúp thanh nhiệt cơ thể nhanh chóng. Tuy nhiên, dưa hấu có tác dụng lợi tiểu, khi ăn nhiều làm lượng nước trong cơ thể bị bài tiết ra ngoài nhiều, gây thiếu nước ở khoang miệng, khiến bệnh lâu khỏi hơn.
  • Phụ nữ mang thai và phụ nữ vừa sinh con: Phụ nữ mang thai thường sẽ bị giảm lượng insulin, ảnh hưởng đến chức năng ổn định lượng đường trong máu. Nếu ăn quá nhiều dưa hấu sẽ khiến lượng đường trong máu tăng cao, không tốt cho sức khỏe của thai nhi. Bà mẹ khi vừa sinh con cũng không nên ăn dưa hấu do cơ địa còn khá yếu, dễ bị nhiễm lạnh, dưa hấu lại có tính hàn dễ gây đau bụng, tiêu chảy.
  • Người cao tuổi: Người lớn tuổi thường mắc các bệnh về tim mạch và dạ dày, đặc biệt là trong thời tiết nắng nóng ngày hè. Đối tượng này không nên ăn quá nhiều dưa hấu để tránh ảnh hưởng đến huyết áp hạ quá mức dẫn đến sức khỏe không được tốt.

Hướng dẫn bệnh nhân tiểu đường ăn dưa hấu đúng cách

Những lưu ý cho người bệnh tiểu đường ăn dưa hấu đúng cách để vừa có thể cung cấp chất dinh dưỡng và vừa không làm tăng lượng đường huyết đột ngột:

  • Sử dụng dưa hấu tươi, ăn nguyên miếng, không ép lấy nước, không thêm đường.
  • Không nên ăn dưa hấu ngay sau bữa ăn, mà nên ăn sau bữa ăn 1-2 giờ để tránh nguy cơ đường huyết tăng cao đột ngột vì lượng đường trong dưa hấu.
  • Ăn phần thịt trắng của dưa hấu vì phần đó chứa nhiều chất xơ giúp ổn định lượng đường trong máu, hạn chế lượng đường trong dưa hấu bị hấp thụ vào đường ruột.
  • Không ăn dưa hấu đông lạnh vì khi dưa hấu bị đông lạnh lại thì dễ gây khó tiêu, đau bụng, tiêu chảy…
  • Người bệnh tiểu đường ăn dưa hấu với lượng vừa phải, chỉ nên ăn một miếng khoảng 200 gam mỗi lần, không ăn quá 500 gam/ngày.
Hướng dẫn bệnh nhân tiểu đường ăn dưa hấu đúng cách
Hướng dẫn bệnh nhân tiểu đường ăn dưa hấu đúng cách

Một số loại trái cây người tiểu đường nên và không nên ăn

Những loại trái cây người tiểu đường không nên ăn 

Những loại trái cây chứa nhiều đường thì người bị bệnh tiểu người nên hạn chế ăn như: xoài chín, chuối chín, mít, sầu riêng, vải và nhãn. Tuy nhiên, người mắc bệnh tiểu đường có thể dùng lượng nhỏ với mức đường cho phép.

Những loại trái cây người tiểu đường không nên ăn 
Những loại trái cây người tiểu đường không nên ăn

Trái cây dành cho người tiểu đường 

Người tiểu đường nên lựa chọn một số loại trái cây nào để không tăng đường huyết thì có thể lựa chọn một số loại chứa nhiều vitamin C, vitamin A, chất xơ, chỉ số đường huyết trong các loại quả thấp như: bưởi, trái mơ, dâu tây, cherry, cóc, lựu và đa số các loại trái cây có thể ăn sống.

Trái cây dành cho người tiểu đường 
Trái cây dành cho người tiểu đường

Mong rằng sau bài viết giải đáp được những thắc mắc về người bệnh tiểu đường có ăn được dưa hấu không và mang đến cho bạn những thông tin hữu ích, giúp bạn phòng ngừa, giảm bệnh tiểu đường.

Ngoài ra, hiện nay trên thị trường có sản xuất các loại sữa dinh dưỡng cho người tiểu đường như sữa gluzabet, sữa Abbott Glucerna, sữa nước Glucerna Shake, sữa Ensure Diabetes Care,….đây là những dòng sữa tách béo, có hàm lượng canxi cao, chứa nhiều chất dinh dưỡng hoặc có chiết suất từ thực vật.

Tham khảo thêm: gluzabet 800g giá bao nhiêu

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*