Tỷ giá hối đoái là gì? Các yếu tố chi phối tỷ giá hối đoái

Tỷ giá hối đoái là gì
Tỷ giá hối đoái là gì?

Thời kỳ hội nhập, tỷ giá hối đoái là một trong những thước đo cho sự phát triển của nền kinh tế một đất nước. Vậy tỷ giá hối đoái là gì? Các nước đang thực hiện chính sách tỷ giá nào?

Tỷ giá hối đoái là gì?

Tỷ giá hối đoái, hay còn gọi là tỷ giá trao đổi ngoại tệ, là tỷ lệ trao đổi 2 đồng tiền của 2 nước.

Bạn có thể hiểu nôm na, nó là sự chuyển đổi của đồng tiền này sang đồng tiền kia hay số lượng tiền tệ cần thiết của nước này để mua 1 đơn vị tiền tệ của nước khác.

Tỷ giá hối đoái
Khái niệm tỷ giá hối đoái

Ví dụ: Tỷ giá hối đoái của đồng tiền Việt Nam và đồng tiền Mỹ ngày 08/04/2022 là:

1$ = 22.863,50 đồng

Tỷ giá hối đoái được chia thành những loại nào?

Hiện nay, trên thị trường thế giới có rất nhiều tỷ giá hối đoái khác nhau, chúng thường được phân loại theo nhiều tiêu chí riêng biệt. Cụ thể theo bảng dưới đây:

Tiêu chí phân loại Loại tỷ giá hối đoái
Theo đối tượng xác định tỷ giá Tỷ giá hối đoái chính thức: do Ngân hàng Nhà nước xác định, công bố.
Tỷ giá hối đoái thị trường: dựa trên quan hệ cung – cầu của thị trường ngoại hối.
Theo tỷ giá Tỷ giá hối đoái danh nghĩa: tỷ giá hiện tại không tính đến lạm phát.
Tỷ giá hối đoái hoán thực: tỷ giá hiện tại có tính đến lạm phát.
Theo phương chuyển ngoại hối Tỷ giá điện hối: tỷ giá chuyển ngoại hối bằng điện.
Tỷ giá thư hối: tỷ giá chuyển ngoại hối bằng thư.
Theo thời điểm giao dịch Tỷ giá mua: Tỷ giá các ngân hàng chấp nhận mua ngoại hối.
Tỷ giá bán: Tỷ giá các ngân hàng chấp nhận bán ngoại hối.
Theo kỳ thanh toán Tỷ giá giao ngay: tỷ giá tổ chức tín dụng niêm yết tại thời điểm giao ngay hay do 2 bên thỏa thuận.
Tỷ giá kỳ hạn: tỷ giá tổ chức tín dụng tự tính hay do thỏa thuận giữa 2 bên.

Chế độ tỷ giá hối đoái

Trước giờ, chế độ tỷ giá hối đoái được xem là cách thức mà một quốc gia quản lý dòng tiền của mình. Ở mỗi nước sẽ lựa chọn và thực hiện chế độ khác nhau tùy thuộc vào tình hình thực tế của nền kinh tế. Dưới đây là 3 chế độ tỷ giá hối đoái phổ biến:

Chế độ tỷ giá hối đoái Chi tiết
Tỷ giá hối đoái thả nổi Là tỷ giá được xác định trên tính cung – cầu của thị trường, phụ thuộc hoàn toàn vào thị trường mà không có bất cứ sự can thiệp nào từ nhà nước.
Ưu điểm: Cân bằng nguồn lực và phân bố hiệu quả, duy trì được nền kinh tế ổn định.
Trên thực tế rất ít hoặc thậm chí không có quốc gia nào lựa chọn chế độ này.
Tỷ giá hối đoái cố định Là tỷ giá được Ngân hàng Nhà nước thiết lập, duy trì.
Ưu điểm: Môi trường đầu tư nước ngoài ổn định, giảm tỷ lệ lạm phát, hạn chế được các biến động của thị trường trong nước từ thị trường thế giới.
Không được sử dụng nhiều tại các quốc gia bởi dễ làm mất cân bằng cán cân thanh toán.
Tỷ giá hối đoái thả nổi có điều tiết Là tỷ giá nằm giữa 2 chế độ trên, biến động theo cung – cầu nhưng vẫn có sự can thiệp của Nhà nước.
Ưu điểm: Ổn định nền kinh tế, đảm bảo tính độc lập tương đối của các chính sách tiền tệ.
Được áp dụng tại đa số các quốc gia.

Yếu tố chi phối tỷ giá hối đoái của một quốc gia

  • Lạm phát: Là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ giá hối đoái. Khi tỷ lệ lạm phát trong nước cao hơn nước ngoài ⇒ tỷ giá hối đoái tăng ⇒ giá trị đồng nội tệ giảm và ngược lại.
  • Lãi suất: Tác động trực tiếp đến đầu tư nước ngoài, ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái. Khi lãi suất trong nước thấp hơn nước ngoài ⇒ tỷ giá hối đoái tăng ⇒ giá trị đồng nội tệ giảm và ngược lại.
  • Nợ công: Nợ công tăng làm tỷ lệ lạm phát tăng cao, tác động gián tiếp đến tỷ giá hối đoái.
  • Trao đổi thương mại:

– Tăng trưởng kinh tế: Khi tốc độ tăng giá sản phẩm xuất khẩu cao hơn nhập khẩu, tức tỷ lệ trao đổi thương mại tăng ⇒ tỷ giá giảm ⇒ đồng nội tệ tăng và ngược lại.

– Cán cân thanh toán: Khi cán thanh toán quốc tế cao ⇒ đồng nội tệ giảm, đồng ngoại tệ tăng ⇒ tỷ giá hối đoái tăng và ngược lại.

  • Một số yếu tố khác: Chính trị, thu nhập,…
Yếu tố chi phối tỷ giá hối đoái
Yếu tố chi phối tỷ giá hối đoái

Công thức tính tỷ giá hối đoái

Công thức tính tỷ giá hối đoái các loại đồng tiền:

Loại đồng tiền Công thức
2 đồng tiền định giá Yết giá/định giá = (Yết giá/USD) / (Định giá/USD)
2 đồng tiền yết giá Yết giá/định giá = (USD/định giá) / (USD/yết giá)
Đồng tiền yết giá và đồng tiền định giá Yết giá/định giá = (Yết giá/USD) / (USD/định giá)

Từ những thông tin về tỷ giá hối đoái là gì trên đây, hy vọng bạn đã có những kiến thức hữu ích về một thông số quan trọng của nền kinh tế. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì, vui lòng liên hệ https://hoancauoffice.vn/ để được giải đáp nhé! Xin cảm ơn!

*** Xem thêm các thông tin về pháp luật khác: Dịch vụ thành lập công ty TNHH tphcm

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*